Cát biển sắp về đến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Dự kiến tối 4/7 đến rạng sáng 5/7, sà lan chở cát biển sẽ về đến công trường, phục vụ thi công đắp nền cao tốc đoạn Hậu Giang - Cà Mau.

Ngày 3/7, theo thông tin từ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu khai thác cát biển tại khu B1.1 và B1.2 tỉnh Sóc Trăng đang trên đường vận chuyển về công trường phục vụ san lấp cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

Ngày 3/7, theo thông tin từ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu khai thác cát biển tại khu B1.1 và B1.2 tỉnh Sóc Trăng đang trên đường vận chuyển về công trường phục vụ san lấp cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

"Dự kiến tối 4/7 đến rạng sáng 5/7, sà lan chở cát biển từ khu B1 tỉnh Sóc Trăng sẽ về đến khu vực cầu Kênh Xáng Huyện Sử (dọc tuyến đường quốc lộ 63 đoạn qua huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), phục vụ thi công đắp nền cao tốc đoạn Hậu Giang - Cà Mau", lãnh đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho hay.

"Dự kiến tối 4/7 đến rạng sáng 5/7, sà lan chở cát biển từ khu B1 tỉnh Sóc Trăng sẽ về đến khu vực cầu Kênh Xáng Huyện Sử (dọc tuyến đường quốc lộ 63 đoạn qua huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), phục vụ thi công đắp nền cao tốc đoạn Hậu Giang - Cà Mau", lãnh đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho hay.

Phương pháp và thiết bị khai thác cát biển tại khu B1 tỉnh Sóc Trăng bằng cách sử dụng tàu xén thổi tự hành công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 m3/ngày. Sau đó, vận chuyển bằng sà lan tải trọng 2.000-3.000m3 vào khu vực tập kết.

Phương pháp và thiết bị khai thác cát biển tại khu B1 tỉnh Sóc Trăng bằng cách sử dụng tàu xén thổi tự hành công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 m3/ngày. Sau đó, vận chuyển bằng sà lan tải trọng 2.000-3.000m3 vào khu vực tập kết.

Trước đó, ngày 29/6, nhà thầu là Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C chính thức khởi công dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát biển) để cung cấp cho dự án cao tốc thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

Trước đó, ngày 29/6, nhà thầu là Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C chính thức khởi công dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát biển) để cung cấp cho dự án cao tốc thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

Địa điểm khu vực biển tại Tiểu khu B1.1 thuộc khu B1 vùng biển tỉnh Sóc Trăng. Khu vực biển được phép sử dụng có diện tích gần 100ha được giới hạn bởi bốn điểm góc có tọa độ cụ thể.

Địa điểm khu vực biển tại Tiểu khu B1.1 thuộc khu B1 vùng biển tỉnh Sóc Trăng. Khu vực biển được phép sử dụng có diện tích gần 100ha được giới hạn bởi bốn điểm góc có tọa độ cụ thể.

Độ sâu được phép sử dụng đến 7,5m, độ cao được phép sử dụng đến 5m tính từ mặt nước biển, được thể hiện chi tiết trên sơ đồ khu vực biển giao cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C kèm theo quyết định này.

Độ sâu được phép sử dụng đến 7,5m, độ cao được phép sử dụng đến 5m tính từ mặt nước biển, được thể hiện chi tiết trên sơ đồ khu vực biển giao cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C kèm theo quyết định này.

Thời hạn được giao khu vực biển kể từ khi quyết định giao có hiệu lực thi hành đến hết ngày 21/12/2024.

Thời hạn được giao khu vực biển kể từ khi quyết định giao có hiệu lực thi hành đến hết ngày 21/12/2024.

Theo ông Đỗ Minh Châu, đại diện Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, đơn vị thi công chỉ thực hiện khai thác khoáng sản trong thời gian từ 7h - 17h hằng ngày, không khai thác vào ban đêm.

Theo ông Đỗ Minh Châu, đại diện Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, đơn vị thi công chỉ thực hiện khai thác khoáng sản trong thời gian từ 7h - 17h hằng ngày, không khai thác vào ban đêm.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức triển khai dự án thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc cao tốc Hậu Giang - Cà Mau với chiều dài là 300m, dùng thi công cho các lớp cát đắp có độ chặt 95% (K95) có chiều dày lớp đắp cát biển từ 0,5m - 1m.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức triển khai dự án thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc cao tốc Hậu Giang - Cà Mau với chiều dài là 300m, dùng thi công cho các lớp cát đắp có độ chặt 95% (K95) có chiều dày lớp đắp cát biển từ 0,5m - 1m.

Kết quả cho thấy, cát biển đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường và thực hiện tương tự như cát sông, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo tới các địa phương về kết quả thí điểm sử dụng cát biển.

Kết quả cho thấy, cát biển đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường và thực hiện tương tự như cát sông, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo tới các địa phương về kết quả thí điểm sử dụng cát biển.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã khoanh định được thân khoáng cát biển tại khu B1 tỉnh Sóc Trăng có diện tích 160,3km2. Tài nguyên khoáng sản cát biển làm vật liệu san lấp đạt 680 triệu m3, phân bố tại khu vực biển độ sâu 2-5m, cách bờ (cửa Định An tính đến biển gần nhất) 20km, có điều kiện khai thác khả thi. Độ sâu khai thác từ 3-4m.

Chiều sâu hút cát thấp hơn 10m, hút cát đổ lên sà lan và vận chuyển vào bờ theo tuyến luồng Định An. Sau đó, vận chuyển bằng sà lan tải trọng 2.000-3.000m3 vào khu vực tập kết.

"Tổng lượng cát khai thác 100 triệu m3, công suất khai thác khoảng 30.000-50.000 m3/ngày. Thời gian khai thác liên tục trong 10 ngày và phù hợp nhất từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm", báo cáo kết quả đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển khu B1 nêu.

Gia Minh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/cat-bien-sap-ve-den-cao-toc-can-tho-ca-mau-192240702234235431.htm