Câu chuyện đằng sau một số tác phẩm chiến thắng cuộc thi Ảnh báo chí thế giới 2022

Những bức ảnh đoạt giải Cuộc thi Ảnh báo chí thế giới 2022 được lựa chọn từ 64.823 tác phẩm của 4.066 nhiếp ảnh gia đến từ 130 quốc gia.

Bức ảnh tham gia cuộc thi Ảnh Báo chí thế giới có tên "Váy treo thánh giá" được chụp ngày 19/6/2021 của nhiếp ảnh gia người Canada Amber Bracken đoạt giải Ảnh của năm. Bức ảnh với những chiếc váy của bé gái treo trên các cây thánh giá gần Kamloops tại Canada - nơi năm 2021 đã phát hiện các phần thi thể của 215 em nhỏ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 67 năm của cuộc thi, mà tác phảm đạt giải thưởng “Ảnh của năm” là một bức ảnh không có bất kỳ người nào trong đó. (Nguồn: The New York Times)

Bức ảnh tham gia cuộc thi Ảnh Báo chí thế giới có tên "Váy treo thánh giá" được chụp ngày 19/6/2021 của nhiếp ảnh gia người Canada Amber Bracken đoạt giải Ảnh của năm. Bức ảnh với những chiếc váy của bé gái treo trên các cây thánh giá gần Kamloops tại Canada - nơi năm 2021 đã phát hiện các phần thi thể của 215 em nhỏ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 67 năm của cuộc thi, mà tác phảm đạt giải thưởng “Ảnh của năm” là một bức ảnh không có bất kỳ người nào trong đó. (Nguồn: The New York Times)

Tác phẩm “Cứu rừng bằng lửa” chiến thắng hạng mục Câu chuyện ảnh báo chí thế giới của năm được chụp ngàu 3/5/2021. Trong ành: Trưởng lão Nawarddeken Conrad Maralngurra đốt những đám cỏ khô vào cuối mùa khô nóng để loại bỏ những “mồi dẫn lửa” trong tự nhiên, góp phần hạn chế sự lan rộng của những đám cháy rừng, bảo vệ làng Mamadawerre (Australia). Vào thời điểm này, buổi tối nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng lên sẽ dập tắt đám lửa một cách tự nhiên. Người Australia bản địa gọi đây là phương pháp “đốt nguội” bởi ngọn lửa lan rất chậm, chỉ đốt cháy những thảm cỏ khô ở dưới thấp sau đó lại nhanh chóng bị dập tắt. (Ảnh: Matthew Abbott/National Geographic/Panos Pictures)

Tác phẩm “Cứu rừng bằng lửa” chiến thắng hạng mục Câu chuyện ảnh báo chí thế giới của năm được chụp ngàu 3/5/2021. Trong ành: Trưởng lão Nawarddeken Conrad Maralngurra đốt những đám cỏ khô vào cuối mùa khô nóng để loại bỏ những “mồi dẫn lửa” trong tự nhiên, góp phần hạn chế sự lan rộng của những đám cháy rừng, bảo vệ làng Mamadawerre (Australia). Vào thời điểm này, buổi tối nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng lên sẽ dập tắt đám lửa một cách tự nhiên. Người Australia bản địa gọi đây là phương pháp “đốt nguội” bởi ngọn lửa lan rất chậm, chỉ đốt cháy những thảm cỏ khô ở dưới thấp sau đó lại nhanh chóng bị dập tắt. (Ảnh: Matthew Abbott/National Geographic/Panos Pictures)

Tác phẩm đạt giải thưởng ở hạng mục Định dạng mở của cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới “Blood is a Seed”. Trong suốt thế kỷ XX, 75% đa dạng di truyền thực vật nông nghiệp đã bị mất trên toàn cầu. Một nguyên nhân chính của việc suy giảm đa dạng sinh học nông nghiệp là sự thúc đẩy việc trồng các cây trồng đơn canh của các giống cây biến đổi gen và thường không phải là giống bản địa để tạo ra những cây trồng có năng suất cao hơn. Trong chuyến hành trình đến ngôi làng tổ tiên ở UNE, Cundinamarca, Colombia, tác giả Romero khám phá những ký ức bị lãng quên về đất đai và mùa màng, đồng thời tìm hiểu về ông và bà cố của cô, những người “bảo vệ hạt giống”. (Ảnh: Isadora Romero)

Tác phẩm đạt giải thưởng ở hạng mục Định dạng mở của cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới “Blood is a Seed”. Trong suốt thế kỷ XX, 75% đa dạng di truyền thực vật nông nghiệp đã bị mất trên toàn cầu. Một nguyên nhân chính của việc suy giảm đa dạng sinh học nông nghiệp là sự thúc đẩy việc trồng các cây trồng đơn canh của các giống cây biến đổi gen và thường không phải là giống bản địa để tạo ra những cây trồng có năng suất cao hơn. Trong chuyến hành trình đến ngôi làng tổ tiên ở UNE, Cundinamarca, Colombia, tác giả Romero khám phá những ký ức bị lãng quên về đất đai và mùa màng, đồng thời tìm hiểu về ông và bà cố của cô, những người “bảo vệ hạt giống”. (Ảnh: Isadora Romero)

Tác phẩm “Amazonian Dystopia” đã thắng Giải thưởng “Dự án dài hạn Ảnh báo chí Thế giới”. Trong ảnh là một cậu bé nằm trên một thân cây chết trên sông Xingu ở Paratizão, một ngôi làng nằm gần đập thủy điện Belo Monte, Pará, Brazil. Xung quanh cậu là những mảng cây chết sau trận xả lũ của hồ chứa. Rừng nhiệt đới Amazon đang bị đe dọa nghiêm trọng vì nạn phá rừng, khai thác mỏ, phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tội vạ. Kể từ năm 2019, rừng Amazon ở Brazil đã bị với tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ. Là một khu vực đa dạng sinh học đặc biệt, Amazon cũng là nơi sinh sống của hơn 350 nhóm bản địa khác nhau. (Ảnh: Lalo de Almeida/Folha de São Paulo/Panos Pictures)

Tác phẩm “Amazonian Dystopia” đã thắng Giải thưởng “Dự án dài hạn Ảnh báo chí Thế giới”. Trong ảnh là một cậu bé nằm trên một thân cây chết trên sông Xingu ở Paratizão, một ngôi làng nằm gần đập thủy điện Belo Monte, Pará, Brazil. Xung quanh cậu là những mảng cây chết sau trận xả lũ của hồ chứa. Rừng nhiệt đới Amazon đang bị đe dọa nghiêm trọng vì nạn phá rừng, khai thác mỏ, phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tội vạ. Kể từ năm 2019, rừng Amazon ở Brazil đã bị với tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ. Là một khu vực đa dạng sinh học đặc biệt, Amazon cũng là nơi sinh sống của hơn 350 nhóm bản địa khác nhau. (Ảnh: Lalo de Almeida/Folha de São Paulo/Panos Pictures)

Câu chuyện “Rạp chiếu phim Kabul” chiến thắng giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực châu Á. Trong ảnh: Bà Asita Ferdous, Giám đốc Rạp chiếu phim Ariana thuộc sở hữu của chính phủ ở Kabul, Afghanistan, ngồi tại nhà vào ngày 10/11/2021, gần ba tháng sau khi Taliban cấm các nữ nhân viên chính phủ đi làm. (Ảnh: Bram Janssen/AP)

Câu chuyện “Rạp chiếu phim Kabul” chiến thắng giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực châu Á. Trong ảnh: Bà Asita Ferdous, Giám đốc Rạp chiếu phim Ariana thuộc sở hữu của chính phủ ở Kabul, Afghanistan, ngồi tại nhà vào ngày 10/11/2021, gần ba tháng sau khi Taliban cấm các nữ nhân viên chính phủ đi làm. (Ảnh: Bram Janssen/AP)

Tác phẩm “Trẻ em Palestine ở Gaza” đã chiến thắng hạng mục Ảnh báo chí khu vực châu Á. Trong ành: Những đứa trẻ Palestine quây quần bên những ngọn nến trong một túp lều dựng tạm sau lệnh ngừng bắn ở Beit Lahia, Gaza, Palestine, ngày 25/5/2021. (Ảnh: Fatima Shbair/Getty Images)

Tác phẩm “Trẻ em Palestine ở Gaza” đã chiến thắng hạng mục Ảnh báo chí khu vực châu Á. Trong ành: Những đứa trẻ Palestine quây quần bên những ngọn nến trong một túp lều dựng tạm sau lệnh ngừng bắn ở Beit Lahia, Gaza, Palestine, ngày 25/5/2021. (Ảnh: Fatima Shbair/Getty Images)

Tác phẩm đạt giải Ảnh báo chí thế giới khu vực Nam Mỹ ghi lại hình ảnh cô bé Antonella “ngáp ngắn, ngáp dài” khi học trên giường ngủ ở nhà của tại Buenos Aires, Argentina, ngày 29/7/2021. Antonella chia sẻ, cô bé cảm thấy thiếu động lực học tập ở nhà và thường học ở trên giường không muốn thức dậy. (Ảnh: Irina Werning)

Tác phẩm đạt giải Ảnh báo chí thế giới khu vực Nam Mỹ ghi lại hình ảnh cô bé Antonella “ngáp ngắn, ngáp dài” khi học trên giường ngủ ở nhà của tại Buenos Aires, Argentina, ngày 29/7/2021. Antonella chia sẻ, cô bé cảm thấy thiếu động lực học tập ở nhà và thường học ở trên giường không muốn thức dậy. (Ảnh: Irina Werning)

“Cháy rừng đảo Evia”, tác phẩm đạt giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực châu Âu. Tác giả đã chụp bà Panayiota Kritsiopi khi một đám cháy rừng lan đến ngôi nhà ở làng Gouves, trên đảo Evia, Hy Lạp, vào ngày 8/8/2021. (Ảnh: Konstantinos Tsakalidis/Bloomberg News)

“Cháy rừng đảo Evia”, tác phẩm đạt giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực châu Âu. Tác giả đã chụp bà Panayiota Kritsiopi khi một đám cháy rừng lan đến ngôi nhà ở làng Gouves, trên đảo Evia, Hy Lạp, vào ngày 8/8/2021. (Ảnh: Konstantinos Tsakalidis/Bloomberg News)

Tác phẩm “Nỗi sợ khi đi học” đạt giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực châu Phi. Tác giả đã ghi lại hình ảnh Aminah Labaran (không phải tên thật) khóc tại nhà, ở Jangebe, bang Zamfara, Tây Bắc Nigeria, vào ngày 27/2/2021, một ngày sau khi hai con gái của cô bị bắt cóc. Vào lúc nửa đêm, các tay súng đã bắt cóc 279 nữ sinh tại một ký túc xá của trường trung học nữ sinh ở trong làng. (Ảnh: Kola Sulaimon)

Tác phẩm “Nỗi sợ khi đi học” đạt giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực châu Phi. Tác giả đã ghi lại hình ảnh Aminah Labaran (không phải tên thật) khóc tại nhà, ở Jangebe, bang Zamfara, Tây Bắc Nigeria, vào ngày 27/2/2021, một ngày sau khi hai con gái của cô bị bắt cóc. Vào lúc nửa đêm, các tay súng đã bắt cóc 279 nữ sinh tại một ký túc xá của trường trung học nữ sinh ở trong làng. (Ảnh: Kola Sulaimon)

Tác phẩm đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực châu Âu. Ảnh chụp sông băng Buluus ngày 16/6/2021, đây địa điểm nằm trong một thung lũng sâu cách Yakutsk khoảng 100km, ở Sakha, Siberia. Đây là nơi nghỉ dưỡng phổ biến của người Nga trong những tháng mùa Hè khi nhiệt độ ở Moscow lên đến mức 30 độ C. Băng giá bên dưới sông băng vẫn còn lại một phần trong những tháng mùa Hè, tuy nhiên, theo The Siberian Times, các nhà khoa học địa phương cho biết, băng tan trong khu vực đã tăng nhanh trong 10 năm qua. (Ảnh: Nanna Heitmann/Magnum Photos)

Tác phẩm đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực châu Âu. Ảnh chụp sông băng Buluus ngày 16/6/2021, đây địa điểm nằm trong một thung lũng sâu cách Yakutsk khoảng 100km, ở Sakha, Siberia. Đây là nơi nghỉ dưỡng phổ biến của người Nga trong những tháng mùa Hè khi nhiệt độ ở Moscow lên đến mức 30 độ C. Băng giá bên dưới sông băng vẫn còn lại một phần trong những tháng mùa Hè, tuy nhiên, theo The Siberian Times, các nhà khoa học địa phương cho biết, băng tan trong khu vực đã tăng nhanh trong 10 năm qua. (Ảnh: Nanna Heitmann/Magnum Photos)

Tác phẩm “Những người nuôi sống nước Mỹ” đạt giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực Bắc và Trung Mỹ. Trong ảnh: José ngồi trong phòng của mình với em gái Sara, ở Sioux Falls, Nam Dakota, Mỹ, vào ngày 6/9/2020. José và Sara đều làm việc trong một nhà máy đóng gói thịt, đến tháng 4/2020, José bị mắc Covid-19. Anh ấy đã phải nằm viện thở máy trong năm tháng, đến khi ra viện, anh vẫn phải sử dụng bình oxy để thở. Còn Sara cũng cũng phải bỏ việc, trở thành người dọn nhà để có thêm thời gian chăm sóc cho anh trai. (Ảnh: Ismail Ferdous/Agence VU)

Tác phẩm “Những người nuôi sống nước Mỹ” đạt giải Ảnh Báo chí Thế giới khu vực Bắc và Trung Mỹ. Trong ảnh: José ngồi trong phòng của mình với em gái Sara, ở Sioux Falls, Nam Dakota, Mỹ, vào ngày 6/9/2020. José và Sara đều làm việc trong một nhà máy đóng gói thịt, đến tháng 4/2020, José bị mắc Covid-19. Anh ấy đã phải nằm viện thở máy trong năm tháng, đến khi ra viện, anh vẫn phải sử dụng bình oxy để thở. Còn Sara cũng cũng phải bỏ việc, trở thành người dọn nhà để có thêm thời gian chăm sóc cho anh trai. (Ảnh: Ismail Ferdous/Agence VU)

Tác phẩm “Sương mù” đạt giải thưởng Ảnh báo chí thế giới khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương. Ảnh chụp đứa trẻ trong một lớp học trong Palembang, Phía nam Sumatra, Indonesia. Cậu bé phải lấy khẩu trang che lên mặt để ngăn ngừa khói bụi từ đám cháy rừng. (Ảnh: Abrianyah Liberto)

Tác phẩm “Sương mù” đạt giải thưởng Ảnh báo chí thế giới khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương. Ảnh chụp đứa trẻ trong một lớp học trong Palembang, Phía nam Sumatra, Indonesia. Cậu bé phải lấy khẩu trang che lên mặt để ngăn ngừa khói bụi từ đám cháy rừng. (Ảnh: Abrianyah Liberto)

(theo SCMP)

Kha Ninh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/cau-chuyen-dang-sau-mot-so-tac-pham-chien-thang-cuoc-thi-anh-bao-chi-the-gioi-2022-179690.html