Câu chuyện đằng sau những chiếc logo thương hiệu

Không sử dụng các ký tự trong tên thương hiệu, Maison Margiela mang đến dãy số độc đáo tương ứng các dòng sản phẩm của hãng.

 Theo sự lý giải của nhà viết tiểu sử Justine Picardie trong cuốn sách Coco Chanel: The Legend and The Life, Coco Chanel đã thiết kế biểu tượng từ năm 1925, khi bà sinh sống trong trại trẻ mồ côi. Cảm hứng đến từ những chữ C lồng vào nhau trên cửa sổ của nhà nguyện Aubazine. Màu đen của logo mang tính cá nhân, thể hiện sự sang trọng và tinh tế. Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng biểu tượng này là chữ cái viết tắt tên người sáng lập thương hiệu hoặc là sự pha trộn của 2 chữ đầu tiên trong tên bà cùng người tình Arthur ‘Boy’ Capel. Ảnh: Chanel.

Theo sự lý giải của nhà viết tiểu sử Justine Picardie trong cuốn sách Coco Chanel: The Legend and The Life, Coco Chanel đã thiết kế biểu tượng từ năm 1925, khi bà sinh sống trong trại trẻ mồ côi. Cảm hứng đến từ những chữ C lồng vào nhau trên cửa sổ của nhà nguyện Aubazine. Màu đen của logo mang tính cá nhân, thể hiện sự sang trọng và tinh tế. Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng biểu tượng này là chữ cái viết tắt tên người sáng lập thương hiệu hoặc là sự pha trộn của 2 chữ đầu tiên trong tên bà cùng người tình Arthur ‘Boy’ Capel. Ảnh: Chanel.

 Louis Vuitton được biết đến là một hãng thời trang Pháp nổi tiếng thế giới thành lập năm 1854. Logo hình ký tự LV và họa tiết hoa 4 cánh monogram trở thành biểu tượng huyền thoại. Georges Vuitton, con trai của Louis Vuitton, sáng tạo ra logo này với mong muốn tạo ra bản sắc riêng cho thương hiệu bằng cách in chữ viết tắt tên cha trên vải. Ngoài ra, họa tiết monogram đã trở thành biểu tượng đại diện cho giá trị của thương hiệu, lấy cảm hứng theo hình tượng những cánh hoa ở đất nước Nhật Bản. Ảnh: Louis Vuitton.

Louis Vuitton được biết đến là một hãng thời trang Pháp nổi tiếng thế giới thành lập năm 1854. Logo hình ký tự LV và họa tiết hoa 4 cánh monogram trở thành biểu tượng huyền thoại. Georges Vuitton, con trai của Louis Vuitton, sáng tạo ra logo này với mong muốn tạo ra bản sắc riêng cho thương hiệu bằng cách in chữ viết tắt tên cha trên vải. Ngoài ra, họa tiết monogram đã trở thành biểu tượng đại diện cho giá trị của thương hiệu, lấy cảm hứng theo hình tượng những cánh hoa ở đất nước Nhật Bản. Ảnh: Louis Vuitton.

 Logo YSL bao gồm 2 gam màu chủ đạo trắng và đen. Sắc trắng tượng trưng cho sự quyến rũ và tinh khiết của thương hiệu, trong khi màu đen phản ánh vẻ tinh tế và sang trọng. Hiện nay, mẫu logo mới đã lược bỏ đi từ Yves và thêm chữ Paris bên dưới. Thiết kế bị chỉ trích bởi các chuyên gia, người hâm mộ vì đánh mất sự cổ điển, thanh lịch mang tên Yves Saint Laurent. Ảnh: Saint Laurent.

Logo YSL bao gồm 2 gam màu chủ đạo trắng và đen. Sắc trắng tượng trưng cho sự quyến rũ và tinh khiết của thương hiệu, trong khi màu đen phản ánh vẻ tinh tế và sang trọng. Hiện nay, mẫu logo mới đã lược bỏ đi từ Yves và thêm chữ Paris bên dưới. Thiết kế bị chỉ trích bởi các chuyên gia, người hâm mộ vì đánh mất sự cổ điển, thanh lịch mang tên Yves Saint Laurent. Ảnh: Saint Laurent.

 Logo của Gucci được thiết kế dưới bàn tay của Aldo Gucci là 2 chữ G lồng vào nhau một cách khéo léo. Ông lấy ý tưởng từ chữ viết tắt tên của cha - Guccio Gucci - để hình thành nên logo. Ngày nay, thiết kế cùng dải ruy băng 3 sọc xanh lá và đỏ trở thành đặc trưng của thương hiệu. Vào năm 2012, bản quyền logo thương hiệu của Gucci hết hạn tại Anh (dựa trên luật Sở hữu trí tuệ IPO), nhà mốt Italy thất bại trong việc gia hạn bản quyền. Sự việc này dẫn đến câu chuyện hãng bị tước mất quyền quản lí logo tại Anh và không thể kiện cáo khi những thương hiệu khác làm theo. Ảnh: Gucci.

Logo của Gucci được thiết kế dưới bàn tay của Aldo Gucci là 2 chữ G lồng vào nhau một cách khéo léo. Ông lấy ý tưởng từ chữ viết tắt tên của cha - Guccio Gucci - để hình thành nên logo. Ngày nay, thiết kế cùng dải ruy băng 3 sọc xanh lá và đỏ trở thành đặc trưng của thương hiệu. Vào năm 2012, bản quyền logo thương hiệu của Gucci hết hạn tại Anh (dựa trên luật Sở hữu trí tuệ IPO), nhà mốt Italy thất bại trong việc gia hạn bản quyền. Sự việc này dẫn đến câu chuyện hãng bị tước mất quyền quản lí logo tại Anh và không thể kiện cáo khi những thương hiệu khác làm theo. Ảnh: Gucci.

 Karl Lagerfeld đã tạo ra logo cho nhãn hiệu thời trang lớn của Italy. Logo có ký tự F đảo ngược giúp người xem hình dung ra nhiều ý nghĩa khác nhau, tạo điểm nhấn đặc biệt trên nhãn mác quần áo, khóa túi, thắt lưng... Thậm chí, thiết kế này còn đại diện cho tinh thần của Fendi lúc bấy giờ là "Fun and Fur" để cách tân trong việc sử dụng đồ lông thú. Ảnh: Fendi.

Karl Lagerfeld đã tạo ra logo cho nhãn hiệu thời trang lớn của Italy. Logo có ký tự F đảo ngược giúp người xem hình dung ra nhiều ý nghĩa khác nhau, tạo điểm nhấn đặc biệt trên nhãn mác quần áo, khóa túi, thắt lưng... Thậm chí, thiết kế này còn đại diện cho tinh thần của Fendi lúc bấy giờ là "Fun and Fur" để cách tân trong việc sử dụng đồ lông thú. Ảnh: Fendi.

Năm 1970, nghệ sĩ Vicente Vela sử dụng phép đảo chữ cái tạo ra biểu tượng bao gồm bốn ký tự L gắn với nhau. Từ đó, logo được in tỉ mỉ trên các sản phẩm của Loewe như một dấu hiệu đảm bảo cho kỹ thuật may xuất sắc và chất lượng đẳng cấp. Ảnh: Loewe.

 Thương hiệu Givenchy được thành lập với logo bao gồm chữ G với 4 chiều khác nhau, tạo thành một hình vuông lớn. G chính là viết tắt của chữ Givenchy – tên của người sáng lập thương hiệu. Ảnh: Givenchy.

Thương hiệu Givenchy được thành lập với logo bao gồm chữ G với 4 chiều khác nhau, tạo thành một hình vuông lớn. G chính là viết tắt của chữ Givenchy – tên của người sáng lập thương hiệu. Ảnh: Givenchy.

Christian Dior SA được thành lập năm 1947. Logo của hãng được biết với 2 chữ D đảo ngược nhau, đơn giản nhưng mang tinh thần thanh lịch. Biểu tượng logo của nhà mốt Pháp tựa như một hình vòng tròn, mở ra một xu hướng, luôn cập nhật để làm mới mình. Chữ D trong ký hiệu được thiết kế với nét thẳng có chân như một cột trụ thể hiện cho sự vững chắc của thương hiệu. Ngoài ra, việc sử dụng 2 gam màu đen, trắng cũng thể hiện đẳng cấp và sự sang trọng của hãng. Ảnh: Dior.

Christian Dior SA được thành lập năm 1947. Logo của hãng được biết với 2 chữ D đảo ngược nhau, đơn giản nhưng mang tinh thần thanh lịch. Biểu tượng logo của nhà mốt Pháp tựa như một hình vòng tròn, mở ra một xu hướng, luôn cập nhật để làm mới mình. Chữ D trong ký hiệu được thiết kế với nét thẳng có chân như một cột trụ thể hiện cho sự vững chắc của thương hiệu. Ngoài ra, việc sử dụng 2 gam màu đen, trắng cũng thể hiện đẳng cấp và sự sang trọng của hãng. Ảnh: Dior.

Martin Margiela là cái tên không còn xa lạ với tín đồ thời trang thế giới cùng các thiết kế mang đậm màu sắc nghệ thuật Avant-Garde. Chiếc mác áo đầu tiên của nhà thiết kế người Bỉ là một mảnh vải trắng với 4 mũi khâu ở góc để khách hàng có thể dễ dàng gỡ bỏ nếu như không muốn. Đến năm 1997, ông quyết định thay đổi khi đưa ra các con số từ 0 đến 23 màu đen được sắp xếp thành 3 hàng. Mỗi số tương ứng với một dòng sản phẩm của nhà mốt và được khoanh tròn vào con số khác nhau để chỉ ra bộ sưu tập nào mà sản phẩm đó thuộc về. Theo chia sẻ, dòng logo đã thể hiện chủ nghĩa tôn thờ sự ẩn danh của Margiela.

Martin Margiela là cái tên không còn xa lạ với tín đồ thời trang thế giới cùng các thiết kế mang đậm màu sắc nghệ thuật Avant-Garde. Chiếc mác áo đầu tiên của nhà thiết kế người Bỉ là một mảnh vải trắng với 4 mũi khâu ở góc để khách hàng có thể dễ dàng gỡ bỏ nếu như không muốn. Đến năm 1997, ông quyết định thay đổi khi đưa ra các con số từ 0 đến 23 màu đen được sắp xếp thành 3 hàng. Mỗi số tương ứng với một dòng sản phẩm của nhà mốt và được khoanh tròn vào con số khác nhau để chỉ ra bộ sưu tập nào mà sản phẩm đó thuộc về. Theo chia sẻ, dòng logo đã thể hiện chủ nghĩa tôn thờ sự ẩn danh của Margiela.

Cách biến túi Chanel cũ trông như mới Những chiếc túi đã phai màu theo năm tháng đều được sửa sang và "phù phép" cho vẻ ngoài trông hệt như khi mới mua về.

Thiên Minh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cau-chuyen-dang-sau-nhung-chiec-logo-thuong-hieu-post1102000.html