Câu chuyện hôm nay: Gia tăng phúc lợi để giữ chân người lao động

Tiếp nối chủ trương 'thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển', trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng nhấn mạnh 'Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội'; 'Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân'… Và để thực hiện tốt những chủ trương này, bên cạnh vai trò của Nhà nước, cần phát huy sự tham gia của xã hội, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, thông qua phát triển phúc lợi doanh nghiệp.

Với cơ cấu kinh tế tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 90%, có 29 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp. Tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương tập trung đông người lao động nhất hiện nay. Theo đó, tại đây không chỉ thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư sản xuất kinh doanh, không ngừng tạo việc làm mới, mà còn thu hút hàng triệu lao động các tỉnh thành khác về làm việc và sinh sống. Cũng từ đây, với mong muốn nâng cao đời sống tinh thần cũng như giữ chân công nhân, người lao động, nhiều chương trình phúc lợi đã được ra đời. Có thể kể đến các lớp học miễn phí tạo ra sân chơi lành mạnh, giúp thanh niên công nhân vừa giải tỏa áp lực công việc vừa phát huy năng khiếu bản thân do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân và Lao động trẻ tỉnh Bình Dương tổ chức.

Không chỉ vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao trên thế giới, 72% phụ nữ Việt Nam tham gia làm việc. Hiện lao động nữ đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tuy vậy, trên thực tế, sự bất bình đẳng tồn tại cả về điều kiện việc làm, trả lương, lẫn trong thăng tiến nghề nghiệp. Khoảng cách lương giữa nam và nữ đang là gần 13%. Do vậy, để rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng giữa nam lao động và nữ lao động, các doanh nghiệp cũng chú trọng đến công tác thực hiện chế độ chính sách, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho lao động nữ. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động phong trào chăm lo đời sống vật chất, tinh thần một cách thiết thực, tạo động lực cho chị em tự tin, phấn đấu vươn trong công việc và cuộc sống.

Có thể thấy, đối với công nhân viên lao động dù là nam lao động hay là nữ lao động, chế độ đãi ngộ là yếu tố đặc biệt quan trọng giữ chân họ lâu dài. Chính vì vậy, các công ty cũng đang nỗ lực điều chỉnh phúc lợi và chính sách nhằm đáp ứng kỳ vọng của người lao động, tạo môi trường làm việc hài hòa, có lợi cho cả đôi bên.

Theo đánh giá của chuyên gia, lương thưởng và phúc lợi vẫn là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân người lao động. Đây chính là điều kiện cần để hạn chế các tranh chấp lao động tập thể, đình công, góp phần tích cực cho việc duy trì ổn định trật tự xã hội.

Có không ít chế độ, chính sách cũng như là các chương trình để hỗ trợ cho công nhân có cuộc sống tốt hơn. Bởi mơ ước của rất nhiều người lao động nhất là các công nhân đang làm việc ở những thành phố lớn đó là có một chỗ làm ổn định. Khi công nhân, người lao động đồng hành vượt khó, đời sống ổn định thì mới có thể yên tâm sản xuất, cùng doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ khôi phục và phát triển đất nước.

Dù thị trường lao động đang được ghi nhận gam màu sáng, một phần cũng từ những chính sách phúc lợi đến từ các doanh nghiệp tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những mặt tiêu cực về phúc lợi cho người lao động.

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 31-5-2023, tổng số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 15.848 tỷ đồng, chiếm 3,3% số tiền phải thu. Con số này liên tục tăng, cho thấy tình trạng chây ì, trốn đóng BHXH bắt buộc vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động tại nhiều doanh nghiệp

Bản thân các đơn vị doanh nghiệp luôn nỗ lực tìm ra các giải pháp nhằm hài hòa, cân bằng lợi ích của hai bên. Việc cùng lúc duy trì các chính sách phúc lợi cho người lao động và đảm bảo doanh số của đơn vị là điều mà các đơn vị chủ quản luôn cố gắng.

Luật Công đoàn (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025. Với 6 chương, 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành, Luật Công đoàn (sửa đổi) có nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Những phúc lợi hiệu quả sẽ tác động không nhỏ đến thành công của cả doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp thực hiện tốt phúc lợi cho người lao động sẽ tạo ra nền tảng phát huy nội lực cho sự phát triển, kích thích sáng kiến và sự tận tâm của người lao động, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, việc chăm sóc quyền lợi của người lao động luôn được Công đoàn quan tâm và là trách nhiệm quan trọng.

Trong thời gian qua, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết rất cao, trong đó có các cam kết về lao động, việc làm, quyền của người lao động, điều kiện lao động, tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động; lương tối thiểu; giới hạn thời gian làm việc tối đa; an toàn và sức khỏe lao động; cân bằng cuộc sống và công việc… Các cam kết đó sẽ từng bước được nội luật hóa trong pháp luật Việt Nam, trở thành khung pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện. Như vậy, phát triển phúc lợi doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu đó và đây chính là bước chuẩn bị để mỗi doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện tham gia vào quá trình hợp tác và cạnh tranh quốc tế.

Trong thời gian qua, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết rất cao, trong đó có các cam kết về lao động, việc làm, quyền của người lao động, điều kiện lao động, tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động; lương tối thiểu; giới hạn thời gian làm việc tối đa; an toàn và sức khỏe lao động; cân bằng cuộc sống và công việc… Các cam kết đó sẽ từng bước được nội luật hóa trong pháp luật Việt Nam, trở thành khung pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện. Như vậy, phát triển phúc lợi doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu đó và đây chính là bước chuẩn bị để mỗi doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện tham gia vào quá trình hợp tác và cạnh tranh quốc tế.

Thực tế việc tăng trưởng, phát triển của mỗi doanh nghiệp luôn đi cùng với chế độ phúc lợi thỏa đáng cho người lao động. Chế độ phúc lợi tốt có ý nghĩa động viên, khuyến khích người lao động thêm gắn bó với doanh nghiệp, tận tâm tận lực lao động, cống hiến, làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Ngô Trang

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/cau-chuyen-hom-nay-gia-tang-phuc-loi-de-giu-chan-nguoi-lao-dong-247357.htm