Năm 2010, đôi rồng gốm sứ thời Lý được dựng lên và trưng bày tại Công viên Bách Thảo nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đến năm 2012, cặp rồng đá ốp gốm sứ này chính thức được di dời đến lắp đặt tại Hồ Tây (đầu đường Nguyễn Hoàng Tôn, quận Tây Hồ).
Mỗi con rồng cao 8.5 m và dài 15.6 m, được gia công bằng lớp bê tông dày và khung thép chắc chắn với tổng khối lượng lên tới 60 tấn.
2 con rồng Hồ Tây là tọa độ check-in được nhiều du khách tìm kiếm khi du lịch tại Thủ đô.
Phần phía ngoài thân rồng được trang trí bằng nhiều mảnh gốm sứ, ấm chén, chai lọ. Được biết các vật liệu này được nung ở nhiệt độ 1.300 độ C.
Một số hình ảnh đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội như Cột cờ Hà Nội, Tháp Rùa, Chùa Một Cột, Khuê Văn Các được trang trí dọc theo thân rồng.
Trong đó, phần thân của đôi rồng được chế tác từ 6.000 chiếc đĩa và 4.000 chiếc cốc. Miệng mỗi con rồng đều ngậm viên ngọc lớn. Đây là loại đá quý giá, nặng tới 57 kg/viên.
Khách du lịch trong nước cũng như quốc tế thích thú check-in bên biểu tượng đôi rồng thời Lý được dựng lên bên Hồ Tây.
Từ xưa, hình tượng con rồng đã trở nên vô cùng quen thuộc và phổ biến trong kiến trúc và mỹ thuật của người Việt. Theo một số nhà nghiên cứu, con rồng bắt đầu xuất hiện từ thời Lý với truyền thuyết dời đô của Lý Công Uẩn. Con rồng thời Lý có mối quan hệ chặt chẽ với Phật giáo, gắn liền với các hình tượng như đức Phật, hoa sen, lá đề, chùa chiền…
Với lợi thế vị trí đặc trưng, Hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử nghìn năm thủ đô Hà Nội. Vì lẽ đó, Hồ Tây chính là vùng đất lý tưởng để đặt dấu ấn của đôi rồng thiêng thời Lý.
Hoàng Mạnh Thắng