Câu chuyện luân hồi khó lý giả kể về Anne Frank sinh năm 1929 tại Frankfurt, Đức. Cô gái này sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái. Năm 1934, khi Adolf Hitler và Đảng Quốc xã nắm quyền kiểm soát nước Đức, bắt đầu chính sách kỳ thị người Do Thái, gia đình cô chuyển đến sống ở Amsterdam, Hà Lan để tránh bị đàn áp.
Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan vào năm 1940, và người Do Thái ở đây cũng bị bắt bớ như ở nhiều nơi khác. Từ tháng 7/1942, Anne và những người thân phải trốn trong những căn phòng chật chội sau một tủ sách ở nơi làm việc của cha cô, Otto Frank.
Ẩn mình trong bóng tối, hằng ngày cô bé Anne 13 tuổi bắt đầu viết nhật ký, kể về sự khủng khiếp của chiến tranh, cũng như tình trạng khó khăn của gia đình. Đến tháng 8/1944, Gestapo phát hiện họ và cả gia đình bị tống vào trại tập trung.
Anne đã chết trong trại tập trung Bergen-Belsen năm 1945. Cuối cùng, chỉ có cha cô là Otto Frank sống sót. Cuốn nhật ký sau đó được ông Otto biên soạn thành sách và xuất bản vào năm 1947. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn cầu và trở thành một kiến chứng nổi tiếng cho tội ác tuyệt diệt người Do Thái của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Câu chuyện "tái sinh" đầy bí ẩn của Anne diễn ra vào năm 1954. Tại Thụy Điển có một cô gái tên là Barbro Karlen ngay từ nhỏ đã nói với bố mẹ rằng mình là Anne, tên đầy đủ là “Anne Frank”. Lúc đó chưa có phiên bản Thụy Điển của cuốn “Nhật ký Anne”, vì vậy cha mẹ của Barbro không biết Anne Frank là ai. Họ nghĩ rằng đây có thể chỉ là một người bạn trong trí tưởng tượng của con gái mình.
Lớn hơn một chút, cô bé Barbro thường xuyên gặp ác mộng, mơ thấy những người đàn ông leo lên cầu thang, rồi đá vào cửa phòng nơi ẩn náu trên gác mái của cô. Khi cô bé đi ra ngoài và nhìn thấy một người đàn ông mặc đồng phục, cô bé sợ hãi trốn sau lưng mẹ mình, ánh mắt đầy sợ hãi.
Thỉnh thoảng cô bé vừa ăn đậu vừa lẩm bẩm: “Con đã từng ăn cái này cả ngày rồi, con thực sự không muốn ăn nữa”. Những gì đứa trẻ nói là về khoảng thời gian ở trong căn phòng bí mật, nhưng mẹ của Barbro đương nhiên không thể hiểu được điều này.
Cô bé không chịu đi tắm hay cắt tóc. Bởi vì trong các trại tập trung của phát-xít, những người mới đến đều bị lột quần áo, cạo đầu, rồi tắm rửa để khử trùng. Một số người đi tắm rồi không bao giờ trở lại, vì vòi hoa sen không phải là nước, mà là khí độc chết người. Vì những điều này, cha mẹ của Barbro không thể chịu nổi.
Khi Barbro 10 tuổi, gia đình cô bé đi du lịch vòng quanh châu Âu, và Amsterdam là một trong những điểm dừng chân. Vào thời điểm đó, với việc phát hành phiên bản Thụy Điển của cuốn “Nhật ký của Anne”, cha mẹ của Barbro đã nhận ra rằng Anne Frank hóa ra là một nhân vật có thực.
Khi đến đó, Barbro biết rất rõ đường đến nhà Anne Frank dù chưa từng đến đó. Khi họ vào nhà, đi lên cầu thang hẹp, Barbro đang phấn khởi đột nhiên mặt trắng bệch. Cô toát mồ hôi và đưa tay nắm lấy tay mẹ. Mẹ cô hoảng sợ khi cảm nhận bàn tay của Barbro lạnh như băng.
Khi họ bước vào một căn phòng nhỏ hơn, đôi mắt của Barbro lóe lên sáng rực, và cô bé hét lên: “Nhìn kìa, những bức ảnh của những minh tinh điện ảnh vẫn còn đó!". Hóa ra đây chính là phòng ngủ trước đây của Anne. Cô bé thích cắt và ghép các bức ảnh của các minh tinh điện ảnh từ các tờ báo và tạp chí, sau đó dán chúng lên tường. Đó là trò giải trí hiếm hoi của cô bé trong cuộc sống ẩn dật trong hai năm đó.
Nhưng những gì cha mẹ cô bé nhìn thấy chỉ là một bức tường trống không có gì cả. Cô hướng dẫn viên trả lời rằng trên tường đúng là có những bức ảnh, nhưng đã được lấy đi cách đây 2 tuần để có thể cho vào khung kính bảo quản lâu dài. Sau cuộc hành trình này, cha mẹ của Barbro cuối cùng đã chấp nhận sự thật rằng cô bé là hóa thân của Anne, và bắt đầu hiểu và ủng hộ cô bé...
Mời các bạn xem video: UFO Bí Ẩn Ghé Thăm Nhật Bản, Cảnh Sát Điều Trực Thăng Theo Dõi. Nguồn: VTV
Thùy Dung (T.H)