Câu hỏi thường gặp liên quan đến ấu trùng sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn do Cysticercus cellulosae là ấu trùng của sán dây lợn Taenia solium gây nên, lây truyền từ động vật sang người. Ấu trùng có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như não, cơ, mắt,…

1. Đông y có chữa được ấu trùng sán lợn không?

NỘI DUNG:

1. Đông y có chữa được ấu trùng sán lợn không?

2. Các phương pháp điều trị ấu trùng sán lợn

3. Ấu trùng sán lợn có chữa khỏi được không?

4. Những lưu ý quan trọng đối với bệnh ấu trùng sán lợn

5. Chi phí khám chữa bệnh

Khi mắc bệnh ấu trùng sán lợn, người bệnh không nên quá lo lắng, vì bệnh được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel, Niclosamide và Albendazole. Với người nhiễm ấu trùng sán thì cần điều trị dài ngày thường 2 tuần nhưng có thể kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày.

Tuy nhiên, người bệnh cần phải tuân thủ phác đồ điều trị, không tự ý mua thuốc về dùng. Đông y không chữa được ấu trùng sán lợn vì vậy, người bệnh cũng không nên điều trị bằng Đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển, vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.

2. Các phương pháp điều trị ấu trùng sán lợn

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị. Nguyên tắc điều trị là:

Kiểm soát tăng áp lực nội sọ bằng cách dùng thuốc để giảm viêm, giảm phù não. Người bệnh có giãn não thất, não úng thủy: can thiệp ngoại khoa sớm để giảm áp lực nội sọ như dẫn lưu não thất - ổ bụng…

Cần kiểm soát sớm cơn co giật, động kinh của người bệnh. Ngay cả khi đã tẩy sán thành công, tổn thương nhu mô não đôi khi không hồi phục, người bệnh cần tiếp tục kiểm soát cơn co giật, động kinh. Các thuốc thường được sử dụng như Depakin, Tegretol,… Một số tác giả khuyến cáo tiếp tục duy trì và giảm dần liều các thuốc này sau cơn giật cuối cùng ít nhất 2 năm. Việc ngừng thuốc trên cần cá thể hóa từng người bệnh.

Sử dụng thuốc tẩy sán và ấu trùng sán lợn để diệt ký sinh trùng làm giảm nguy cơ co giật, giảm khả năng giãn não thất do tác dụng lên các nang sán đang hoạt động. Khi các nang thoái hóa, phản ứng viêm xảy ra, có thể làm nặng thêm các triệu chứng thần kinh.

Bệnh ấu trùng sán lợn lây truyền từ động vật sang người.

Bệnh ấu trùng sán lợn lây truyền từ động vật sang người.

Điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định và tùy vào vị trí của nang sán, mức độ tổn thương có thể có chỉ định phẫu thuật loại bỏ nang sán, cần hội chẩn với chuyên gia ngoại khoa để phối hợp điều trị.

3. Ấu trùng sán lợn có chữa khỏi được không?

Sán lợn không phải là bệnh cấp tính và hoàn toàn có thể điều trị khỏi được, việc điều trị sán lợn cũng rất đơn giản theo phác đồ của Bộ Y tế. Khi nghi ngờ có giun sán cần được chẩn đoán sớm và đến các bệnh để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn.

4. Những lưu ý quan trọng đối với bệnh ấu trùng sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn ghi nhận nhiều khu vực, tuy nhiên thường gặp tại các khu vực nghèo nàn, chậm phát triển, kinh tế lạc hậu như Châu Phi, Châu Á,…

Các đối tượng, nguy cơ mắc bệnh đó là: thói quen ăn thịt lợn tái, thịt lợn chưa được nấu chín; sống cùng nhà với người bị nhiễm bệnh; các lò mổ, cung cấp thịt có người bị nhiễm bệnh sán dây lợn; vệ sinh môi trường và thân thể kém; môi trường nông nghiệp lạc hậu, sử dụng phân tươi để bón cây trồng, nhà vệ sinh chưa đảm bảo vệ sinh; chăn nuôi và thả rông lợn,…

Về điều trị ấu trùng sán lợn, nếu là trẻ em cần chú ý liều lượng, tác dụng phụ của thuốc.

Nên thận trọng với các món gỏi thịt.

Nên thận trọng với các món gỏi thịt.

Phụ nữ có thai nếu cần thiết, cân nhắc tác dụng phụ và nguy cơ trên thai nhi và bà mẹ. Sử dụng thuốc chống động kinh cần chú ý khả năng gây quái thai, dược động học trong thai kỳ. Điều trị thuốc diệt ký sinh trùng hiếm khi được chỉ định cấp cứu, có thể trì hoãn sau sinh.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Để chẩn đoán chính xác bệnh giun sán ở người bệnh thì cần phải thực hiện thăm khám và xét nghiệm rất kỹ lưỡng bằng các thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì thế không phải bất cứ nơi đâu cũng có thể thực hiện công tác xét nghiệm và chẩn đoán loại bệnh này.

Có nhiều loại xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán nhiễm giun sán, nhưng phương pháp phổ biến nhất là xét nghiệm phân. Để xét nghiệm giun sán bằng mẫu phân, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thu thập mẫu phân và đưa về phòng xét nghiệm. Mẫu phân này sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm thấy tinh trùng của giun sán hoặc các dấu hiệu khác của sự nhiễm trùng.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng xét nghiệm máu để phát hiện sự nhiễm giun sán. Xét nghiệm máu sẽ phát hiện các kháng thể đặc trưng cho giun sán trong máu của bệnh nhân.

Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác, cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về thu thập và bảo quản mẫu thử, cũng như thực hiện theo quy trình xét nghiệm đúng cách. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nhiễm giun sán, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Chi phí xét nghiệm giun sán có thể khác nhau tùy vào địa điểm và phương pháp xét nghiệm sử dụng. Ở một số nơi, chi phí xét nghiệm giun sán có thể dao động từ khoảng 200.000 - 500.000 VNĐ cho mỗi lần xét nghiệm. Tuy nhiên, giá cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào độ phổ biến của bệnh tật này tại khu vực đó và giá của các dịch vụ y tế.

BS. Nguyễn Hồng Quang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-au-trung-san-lon-169240922094311609.htm