Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh lao thanh quản

Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản. Tỷ lệ mắc lao thanh quản đứng hàng thứ 4-5 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, nguy cơ lây nhiễm cao, di chứng lao thanh quản để lại là ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở.

Lao thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra.

1. Đông y có chữa được bệnh lao thanh quản không?

NỘI DUNG::

1. Đông y có chữa được bệnh lao thanh quản không?

2. Các phương pháp điều trị bệnh lao thanh quản

3. Bệnh lao thanh quản có chữa khỏi được không?

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh lao thanh quản

5. Chi phí khám chữa bệnh

Lao thanh quản là tình trạng viêm thanh quản do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh. Nếu người bệnh không điều trị nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vì vậy, đông y không chữa được lao thanh quản.

2. Các phương pháp điều trị bệnh lao thanh quản

Để đảm bảo hiệu quả trong điều trị lao thanh quản, việc tuân thủ đúng phác đồ và duy trì thời gian điều trị là quan trọng.

Điều trị đặc hiệu

Chủ yếu điều trị đặc hiệu theo công thức điều trị lao ngoài phổi, lao mới:

Điều trị hai giai đoạn: tấn công và duy trì. Giai đoạn tấn công (giai đoạn đầu) kéo dài 2-3 tháng, giai đoạn duy trì tiếp theo kéo dài 4-6 tháng.

Điều trị có kiểm soát theo chương trình DOTS.

Điều trị không đặc hiệu

Bệnh nhân nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, tránh kích thích, tránh nói nhiều, không hút thuốc.

Mở khí quản trong trường hợp tổn thương lao gây khó thở do làm u sùi hoặc sẹo hẹp đường thở.

Bên cạnh đó, người bệnh cần cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi, làm việc, rèn luyện một cách hợp lý, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích, tránh sử dụng dây thanh quản quá nhiều. Bên cạnh đó, cần cách ly người bệnh ở phòng riêng, sạch sẽ và khô thoáng cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn để phòng tránh lây lan cho những người xung quanh.

Nếu nghi ngờ bị lao thanh quản, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt đồng thời chủ động cách ly với những người xung quanh để tránh làm lây lan mầm bệnh ra cộng đồng. Tuyệt đối không tự ý áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Bệnh lao thanh quản có chữa khỏi được không?

Trong trường hợp lao thanh quản đơn thuần, nếu áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc, bệnh nhân sẽ cần sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc, đặc biệt phải điều trị bằng nhóm quinolon sẽ có nhiều tác dụng không mong muốn.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh lao thanh quản

Lao thanh quản xuất phát từ vi khuẩn lao có tên M.tuberculosis, có các đặc điểm như khả năng chống lại cồn, toan; không thể sống trong không khí, và có tốc độ sinh sản chậm khoảng 20-24 giờ một lần. Vi khuẩn này lan truyền bệnh qua ba con đường chính: đường hô hấp, đường bạch mạch, và đường máu.

Vi khuẩn lao thường xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Sau khi khu trú ban đầu, chúng tiếp tục di chuyển qua đường máu, bạch huyết và hệ thống hô hấp để tiếp cận các bộ phận khác trong cơ thể, gây ra bệnh lao ở những vùng đó.

Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản.

Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản.

Vi khuẩn này có thể lây nhiễm rất nhanh thông qua đường hô hấp. Người khỏe mạnh tiếp xúc với nước bọt, dịch đờm có chứa vi khuẩn lao do người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ hay thậm chí là nói chuyện cũng dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị lao thanh quản. Trong trường hợp chăm sóc hay cần tiếp xúc với người bệnh, hãy có biện pháp bảo hộ an toàn như găng tay, khẩu trang,… để bảo vệ chính mình.

Đối tượng có nguy cơ cao bị lao thanh quản

Những trường hợp có nguy cơ cao bị lao thanh quản sẽ bao gồm:

Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây hoặc bệnh nhân. Người chưa tiêm vaccine phòng bệnh lao BCG. Người sinh sống hoặc làm việc ở những nơi có môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, khói bụi. Những bệnh nhân bị bệnh mạn tính liên quan đến máu, gan, thận, tiểu đường, ung thư,… Người bị các bệnh cấp tính như nhiễm virus, cúm, sởi, quai bị,… Người bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch, sức đề kháng yếu. Những trường hợp bị nghiện rượu, thuốc lá.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Để chẩn đoán bệnh lao bệnh nhân sẽ được sinh thiết tổn thương thanh quản để chẩn đoán mô bệnh học.

Các phương pháp phát hiện và chẩn đoán lao.

Ngoài việc thu thập mẫu xét nghiệm vùng thanh quản nghi nhiễm lao thì cần tiến hành thêm các xét nghiệm trong khuôn khổ chẩn đoán bệnh lao.

Xquang phổi; Phương pháp soi đờm trực tiếp tìm AFB; PCR (Polymerase Chain Reaction): phản ứng tổng hợp chuỗi.

Các xét nghiệm khác

Công thức máu, máu lắng, đường máu, HIV... phát hiện bệnh toàn thân phối hợp.

Chẩn đoán xác định lao thanh quản

Soi thanh quản phát hiện hình thái tổn thương thanh quản qua đó, có thể lấy dịch tại thanh quản nuôi cấy tìm vi khuẩn lao, sinh thiết tổn thương thanh quản làm xét nghiệm mô bệnh học. Nếu dương tính thì có giá trị chẩn đoán xác định bệnh và giúp chẩn đoán phân biệt.

Việc chẩn đoán và điều trị ở mỗi bệnh nhân khác nhau nên chi phí cũng khác nhau, thông thường, chi phí xét nghiệm bệnh lao có thể dao động từ 80.000 đến 400.000 đồng mỗi lần xét nghiệm. Việc điều trị lao được đánh giá là bệnh lý có mức phí điều trị khá lớn, đặc biệt khi người bệnh không có bảo hiểm y tế hay khả năng tài chính thấp.

Tổng chi phí chữa lao sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán 85,3%, bệnh nhân chi trả 14,7%. Chi phí trực tiếp y tế trung bình trên một đợt điều trị khoảng 6.000.000 VNĐ, trong đó chi phí thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,5%. Các yếu tố bệnh nền, số lượng bệnh nền và số ngày điều trị có liên quan đến chi phí trực tiếp y tế. Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ khiến chi phí điều trị tăng cao.

Bs. Lê Trung Hà

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-benh-lao-thanh-quan-169250421205014913.htm