Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh suy thận

Hiện nay bệnh suy thận không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên có thể lựa chọn các phương pháp điều trị nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, hạn chế bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối phải điều trị thay thế.

1. Đông y có chữa được suy thận không?

Trong điều trị bệnh lý suy thận, các bài thuốc đông y với thành phần có tác dụng đối với từng nguyên nhân, từng giai đoạn bệnh khác nhau.

NỘI DUNG

1. Đông y có chữa được suy thận không?

2. Cách xử lý khi bị suy thận

3. Cách chăm sóc người bệnh suy thận tại nhà

4. Suy thận có chữa khỏi được không?

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang thai… khi mắc suy thận

6. Chi phí khám chữa bệnh

Có thể ở giai đoạn này, nguyên nhân này, bài thuốc sẽ có tác dụng nhưng ở giai đoạn khác, nguyên nhân khác, bài thuốc lại phản tác dụng. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng người bệnh để kết hợp với các bài thuốc đông y nếu cần thiết để cải thiện tình trạng của người bệnh.

Tuy nhiên bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

2. Cách xử lý khi bị suy thận

Bệnh lý suy thận thường được phát hiện muộn do những tổn thương tiến triển âm thầm. Người bệnh thích nghi dần với các biểu hiệu mơ hồ, không rõ ràng. Bên cạnh đó, đối tượng dễ bỏ qua nhất là ở những người trẻ tuổi do tâm lý chủ quan, lơ là với những bất thường của cơ thể. Điều này dẫn đến việc hầu hết người bệnh không tự phát hiện được khi suy thận ở mức độ nhẹ, thậm chí có người bệnh được phát hiện khi bệnh thận mạn đã ở giai đoạn cuối.

Bệnh suy thận không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Bệnh suy thận không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Khi đã được chẩn đoán suy thận, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời người bệnh cần thường xuyên tái khám định kỳ để theo dõi xét nghiệm, điều chỉnh thuốc và lập kế hoạch điều trị phù hợp với từng giai đoạn. Trường hợp người bệnh muốn thay đổi phác đồ điều trị hoặc sử dụng thêm các phương pháp điều trị khác nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

3. Cách chăm sóc người bệnh suy thận tại nhà

Trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là ăn uống, vận động, người mắc suy thận cần lưu ý có chế độ dinh dưỡng lành mạnh; tránh đồ ăn nhiều muối, đường hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó cần bổ sung rau, trái cây trong thực đơn hàng ngày. Bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, từng giai đoạn vì có những giai đoạn bệnh nhân phải hạn chế ăn một số loại rau, hoa quả.

Bệnh nhân cần uống đủ nước; tránh để tình trạng có thừa dịch trong cơ thể.
Thường xuyên vận động và lựa chọn chế độ vận động phù hợp với sức khỏe, không nên vận động quá nặng.
Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân béo phì cần giảm cân.
Không lạm dụng thuốc lá, các chất kích thích.
Uống thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Kiểm soát đường máu, huyết áp ổn định.
Thăm khám theo dõi sức khỏe định kỳ.

4. Suy thận có chữa khỏi được không?

Hiện nay bệnh suy thận không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên có thể lựa chọn các phương pháp điều trị nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, hạn chế bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối phải điều trị thay thế.

Chi phí điều trị lọc máu cũng là áp lực cho gia đình và bệnh nhân suy thận.

Chi phí điều trị lọc máu cũng là áp lực cho gia đình và bệnh nhân suy thận.

Bệnh nhân suy thận không nên quá bi quan bởi hiện tại với các tiến bộ trong y tế, bệnh nhân có thể được dùng các phương pháp thay thế như lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận… để kéo dài sự sống.

Việc bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thể trạng, bệnh lý nền đi kèm, việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân…

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang thai… khi mắc suy thận

Người thừa cân, béo phì bị suy thận: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh suy thận. Béo phì gây ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực lọc và áp lực máu tại thận, gây tổn thương tế bào có chân dẫn đến bệnh thận mạn tính và suy thận giai đoạn cuối. Người bị béo phì mắc suy thận sẽ làm quá trình điều trị gặp khó khăn. Lúc này người bệnh cần giảm cân, duy trì mức BMI hợp lý. Tuy nhiên, việc giảm cân với chế độ ăn sao cho khoa học, hợp lý cần phải có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Người tiểu đường bị suy thận. Trong khoảng 3-5 người tiểu đường sẽ có một người mắc bệnh thận và biến chứng thận được xem là biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên suy thận. Để phòng ngừa nguy cơ biến chứng thận, người bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát tốt đường máu và giảm các yếu tố nguy cơ như:

Giữ đường máu đạt mục tiêu.
Thực hiện xét nghiệm HbA1C ít nhất 2 lần mỗi năm.
Thường xuyên đo huyết áp và giữ huyết áp đạt mục tiêu.
Giữ mỡ máu đạt mục tiêu.
Có chế độ ăn nhạt, tăng cường rau xanh và trái cây ít ngọt. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về chế độ ăn.
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
Uống thuốc theo đúng chỉ định và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai bị suy thận: Bệnh suy thận thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện do vậy tỷ lệ phụ nữ mang thai bị suy thận cũng hiếm gặp. Nếu phụ nữ mang thai bị suy thận, các bác sĩ chuyên khoa thận và chuyên khoa sản sẽ cần thăm khám kỹ lưỡng để đưa ra phác đồ điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất cho cả bà mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai cần thăm khám định kỳ để sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe và điều trị nếu có.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Nếu người bệnh có những bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm nguyên nhân. Ban đầu, người bệnh có thể thăm khám tổng quát với chi phí khoảng từ 200.000 đồng. Sau khi thăm khám nếu có nghi ngờ suy thận, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để xem xét chức năng của thận như: chỉ số acid uric, định lượng protein nước tiểu, chỉ số canxi máu, chỉ số kali máu… Giá tham khảo một số xét nghiệm chức năng thận sẽ rơi vào khoảng 40.000 – 50.000 đồng/xét nghiệm, một số xét nghiệm chuyên sâu có thể sẽ có mức giá cao hơn.

Tùy vào từng giai đoạn suy thận, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp điều trị như lọc màng bụng, lọc máu, ghép thận. Mức chi trả bảo hiểm còn tùy thuộc vào vấn đề người bệnh được thanh toán theo diện đồng chi trả 80%, 95% hay 100% chạy thận ở bệnh viện hạng nào.

Các chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như được báo giá chính xác.

ThS.BS Trịnh Thị Thanh Hằng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-benh-suy-than-169240508221807764.htm