Cầu Pá Uôn niềm tự hào của người Quỳnh Nhai
Đón xuân Tân Sửu 2021, cầu Pá Uôn, xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai) tròn 10 tuổi và vẫn giữ kỷ lục là cây cầu cao nhất Việt Nam. Cầu Pá Uôn không chỉ có giá trị kết nối vùng miền về thông thương trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa mà còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân Quỳnh Nhai. Đặc biệt, là điểm nhấn tạo sức lan tỏa cho du lịch lòng hồ Quỳnh Nhai ngày càng phát triển.
Cầu Pá Uôn được xây dựng trên địa bàn xã Chiềng Ơn, nằm trên quốc lộ 279, cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 70 km. Cây cầu có chiều dài khoảng 1.418 m, cao 103,8 m, rộng 9 m, gồm 11 trụ. Toàn bộ công trình được làm bằng bê tông vĩnh cửu, với hai làn xe chạy thông thoáng. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng, mỗi năm đón trên 100.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch lòng hồ.
Tranh thủ dịp nghỉ lễ, chị Nguyễn Quỳnh Anh đến từ Hà Nội cùng nhóm bạn đã lựa chọn tour du lịch trải nghiệm lòng hồ sông Đà tại Quỳnh Nhai. Lựa chọn combo 2 ngày 1 đêm, nhóm đã được trải nghiệm gần như trọn vẹn cảnh đẹp và bản sắc văn hóa đặc trưng vùng lòng hồ sông Đà khi vừa kết hợp du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Trước khi lên xe khách về, nhóm bạn vẫn không quên tham quan và dành thời gian check in tại cầu Pá Uôn để làm kỷ niệm.
Chia sẻ cảm xúc, chị Nguyễn Quỳnh Anh nói: Trước khi đến đây, tôi đã dành khá nhiều thời gian để lướt website tìm hiểu thông tin về địa điểm du lịch sẽ đến. Hành trình của nhóm bắt đầu là thăm Đền Linh Sơn Thủy Từ - Đền Nàng Han, Tượng phật Quán Thế âm Bồ Tát, sau đó di chuyển lên thuyền ngược thượng nguồn sông Đà thăm Đảo Trái Tim, Vịnh Uy Phong, cột mốc đánh dấu huyện Quỳnh Nhai cũ, trải nghiệm khu du lịch cộng đồng kết hợp tắm khoáng nóng bản Bon, xã Mường Chiên, thăm mô hình nuôi cá lồng của HTX Hợp Lực và điểm cuối cùng là cầu Pá Uôn. Đứng trên cây cầu có kỷ lục trụ cầu cao nhất Việt Nam, tôi cảm thấy khâm phục và tự hào về trí tuệ, sự sáng tạo của con người. Tại đây cho tôi góc nhìn đẹp về con người, cảnh vật hai bên bờ sông và hít thở bầu không khí trong lành, cảm giác thật yên bình.
Ngoài tham quan các điểm du lịch, đúng dịp ngày 10 tháng giêng (âm lịch) hằng năm, khách du lịch sẽ được tham gia Lễ hội đua thuyền truyền thống Quỳnh Nhai. Bãi đua thuyền được quy hoạch ở đầu cầu Pá Uôn. Hiện nay, huyện đã đầu tư thuyền đua cho các đội, với những trang thiết bị đảm bảo an toàn, nhưng vẫn giữ được kiến trúc truyền thống của thuyền đuôi én. Cùng với đó, nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai và du khách gần xa còn được hòa mình vào các hoạt động vui xuân như tham dự thi ẩm thực của các xã; tham quan mua sắm tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện; các trò chơi dân gian của dân tộc Thái như: Kéo co, tó mák lẹ, ném còn, đẩy gậy... được tổ chức đồng thời ở 2 bên đầu cầu. Ngoài các đội thi đấu đã được chuẩn bị từ trước, du khách có thể đăng ký tham gia thi bất cứ trò chơi nào, tạo không khí náo nhiệt những ngày đầu xuân.
Ông Hoàng Tiến Cường, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Cầu Pá Uôn trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng kết nối giữa Sơn La với các tỉnh lân cận của vùng Tây Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai. Cầu được xây dựng một phần còn để đưa những nét truyền thống của khu vực giới thiệu với thế giới, mặt khác để phát triển dịch vụ du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương. Đây cũng là địa điểm đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó nhiều hạng mục công trình khi hoàn thiện đi vào hoạt động sẽ góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Cầu Pá Uôn không chỉ có giá trị kết nối vùng miền về thông thương trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa mà còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân Quỳnh Nhai. Những dải đất đồi trống, cỏ dại mọc um tùm khu đầu cầu Pá Uôn trước đây, giờ đã trở thành những mảnh “đất vàng”, địa điểm thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Đó là Dự án hỗ trợ phát triển du lịch tại khu vực đầu cầu Pá Uôn, với diện tích 181,6 ha (3,6 ha xây dựng cơ sở hạ tầng và 178 ha đất các đảo trên lòng hồ để xây dựng các khu du lịch sinh thái), với tổng mức đầu tư khoảng 65 tỷ đồng của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tâm Anh Tây Bắc. Ngay gần đó là Dự án du lịch sinh thái của HTX Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai đang xây dựng khu bến thuyền, nhà điều hành, resort vườn hoa công viên, bãi đỗ xe khu đầu cầu; Khách sạn Trung Kiên, với dịch vụ lưu trú và ẩm thực tọa lạc ngay bến sông, từ khách sạn, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh cầu Pá Uôn, với những ánh điện chiếu sáng lấp lánh phản chiếu mặt hồ như một góc “sông Hàn” thu nhỏ.
Với tiềm năng, lợi thế riêng có và môi trường đầu tư thông thoáng, ngày càng có nhiều những hạng mục, công trình tiếp tục được hoàn thiện đưa vào hoạt động phục vụ du khách khu vực cầu Pá Uôn. Để mỗi độ xuân về, những chiếc thuyền du lịch và những chiếc thuyền của ngư dân chở đầy ắp cá sông Đà cung cấp cho tư thương chở đi các vùng miền... cuộc sống người dân nơi đây ngày một no ấm, sung túc và tươi đẹp hơn. Dù thời gian trôi qua, nhưng chắc chắn rằng, cầu Pá Uôn vẫn mãi sừng sững nối đôi bờ sông Đà và luôn là niềm tự hào của người dân huyện Quỳnh Nhai.
Cầu Pá Uôn được xây dựng trên địa bàn xã Chiềng Ơn, nằm trên quốc lộ 279, cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 70 km. Cây cầu có chiều dài khoảng 1.418 m, cao 103,8 m, rộng 9 m, gồm 11 trụ. Toàn bộ công trình được làm bằng bê tông vĩnh cửu, với hai làn xe chạy thông thoáng. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng, mỗi năm đón trên 100.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch lòng hồ.
Tranh thủ dịp nghỉ lễ, chị Nguyễn Quỳnh Anh đến từ Hà Nội cùng nhóm bạn đã lựa chọn tour du lịch trải nghiệm lòng hồ sông Đà tại Quỳnh Nhai. Lựa chọn combo 2 ngày 1 đêm, nhóm đã được trải nghiệm gần như trọn vẹn cảnh đẹp và bản sắc văn hóa đặc trưng vùng lòng hồ sông Đà khi vừa kết hợp du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Trước khi lên xe khách về, nhóm bạn vẫn không quên tham quan và dành thời gian check in tại cầu Pá Uôn để làm kỷ niệm.
Chia sẻ cảm xúc, chị Nguyễn Quỳnh Anh nói: Trước khi đến đây, tôi đã dành khá nhiều thời gian để lướt website tìm hiểu thông tin về địa điểm du lịch sẽ đến. Hành trình của nhóm bắt đầu là thăm Đền Linh Sơn Thủy Từ - Đền Nàng Han, Tượng phật Quán Thế âm Bồ Tát, sau đó di chuyển lên thuyền ngược thượng nguồn sông Đà thăm Đảo Trái Tim, Vịnh Uy Phong, cột mốc đánh dấu huyện Quỳnh Nhai cũ, trải nghiệm khu du lịch cộng đồng kết hợp tắm khoáng nóng bản Bon, xã Mường Chiên, thăm mô hình nuôi cá lồng của HTX Hợp Lực và điểm cuối cùng là cầu Pá Uôn. Đứng trên cây cầu có kỷ lục trụ cầu cao nhất Việt Nam, tôi cảm thấy khâm phục và tự hào về trí tuệ, sự sáng tạo của con người. Tại đây cho tôi góc nhìn đẹp về con người, cảnh vật hai bên bờ sông và hít thở bầu không khí trong lành, cảm giác thật yên bình.
Ngoài tham quan các điểm du lịch, đúng dịp ngày 10 tháng giêng (âm lịch) hằng năm, khách du lịch sẽ được tham gia Lễ hội đua thuyền truyền thống Quỳnh Nhai. Bãi đua thuyền được quy hoạch ở đầu cầu Pá Uôn. Hiện nay, huyện đã đầu tư thuyền đua cho các đội, với những trang thiết bị đảm bảo an toàn, nhưng vẫn giữ được kiến trúc truyền thống của thuyền đuôi én. Cùng với đó, nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai và du khách gần xa còn được hòa mình vào các hoạt động vui xuân như tham dự thi ẩm thực của các xã; tham quan mua sắm tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện; các trò chơi dân gian của dân tộc Thái như: Kéo co, tó mák lẹ, ném còn, đẩy gậy... được tổ chức đồng thời ở 2 bên đầu cầu. Ngoài các đội thi đấu đã được chuẩn bị từ trước, du khách có thể đăng ký tham gia thi bất cứ trò chơi nào, tạo không khí náo nhiệt những ngày đầu xuân.
Ông Hoàng Tiến Cường, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Cầu Pá Uôn trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng kết nối giữa Sơn La với các tỉnh lân cận của vùng Tây Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai. Cầu được xây dựng một phần còn để đưa những nét truyền thống của khu vực giới thiệu với thế giới, mặt khác để phát triển dịch vụ du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương. Đây cũng là địa điểm đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó nhiều hạng mục công trình khi hoàn thiện đi vào hoạt động sẽ góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Cầu Pá Uôn không chỉ có giá trị kết nối vùng miền về thông thương trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa mà còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân Quỳnh Nhai. Những dải đất đồi trống, cỏ dại mọc um tùm khu đầu cầu Pá Uôn trước đây, giờ đã trở thành những mảnh “đất vàng”, địa điểm thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Đó là Dự án hỗ trợ phát triển du lịch tại khu vực đầu cầu Pá Uôn, với diện tích 181,6 ha (3,6 ha xây dựng cơ sở hạ tầng và 178 ha đất các đảo trên lòng hồ để xây dựng các khu du lịch sinh thái), với tổng mức đầu tư khoảng 65 tỷ đồng của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tâm Anh Tây Bắc. Ngay gần đó là Dự án du lịch sinh thái của HTX Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai đang xây dựng khu bến thuyền, nhà điều hành, resort vườn hoa công viên, bãi đỗ xe khu đầu cầu; Khách sạn Trung Kiên, với dịch vụ lưu trú và ẩm thực tọa lạc ngay bến sông, từ khách sạn, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh cầu Pá Uôn, với những ánh điện chiếu sáng lấp lánh phản chiếu mặt hồ như một góc “sông Hàn” thu nhỏ.
Với tiềm năng, lợi thế riêng có và môi trường đầu tư thông thoáng, ngày càng có nhiều những hạng mục, công trình tiếp tục được hoàn thiện đưa vào hoạt động phục vụ du khách khu vực cầu Pá Uôn. Để mỗi độ xuân về, những chiếc thuyền du lịch và những chiếc thuyền của ngư dân chở đầy ắp cá sông Đà cung cấp cho tư thương chở đi các vùng miền... cuộc sống người dân nơi đây ngày một no ấm, sung túc và tươi đẹp hơn. Dù thời gian trôi qua, nhưng chắc chắn rằng, cầu Pá Uôn vẫn mãi sừng sững nối đôi bờ sông Đà và luôn là niềm tự hào của người dân huyện Quỳnh Nhai.