Cầu rễ cây kỳ thú, 'độc nhất vô nhị' ở Indonesia
Hàng trăm năm qua, cư dân ở ngôi làng nhỏ bé ở Indonesia sử dụng một cây cầu dài 30 mét vô cùng đặc biệt.
Đó là rễ của hai cây nằm hai bên bờ con sông Batang Bayang chảy xiết, chúng liên kết với nhau vô cùng chắc chắn. Cho đến nay, cây cầu trở thành một kỳ quan thiên nhiên có tên gọi là “Jembatan Akar”, một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.
Theo người dân địa phương, cây cầu gốc cây tuyệt vời này 'xây dựng' vào năm 1890, do Pakih Sohan, một giáo viên từ Lubuak Glare khởi xướng.
Xuất phát từ thực tế, học sinh từ Pulut-pulut khó có thể tham gia các lớp học của ông do bị sông ngăn cách nên ông đã tính đến chuyện làm cầu.
Pakih Sohan trồng hai cây Jawi-jawi, loại cây đa lá rộng, ở hai bên bờ sông. Rễ của chúng ông cuốn vào một cây cầu thân tre. Chỉ trong vài năm, hai cây phát triển nhanh đã chạm được vào nhau.
Mất khoảng 26 năm để Jembatan Akar trở thành cây cầu vững chắc như ngày nay. Cứ mỗi năm trôi qua, cầu lại trở nên vũng chắc hơn khi rễ cây liên tục phát triển.
Nằm cách mặt nước chảy xiết của sông Batang Bayang khoảng 3 mét, 'kiệt tác kiến trúc' này càng trở nên nguy hiểm khi đi qua mỗi lúc trời mưa vì trơn trượt.
Để cầu chắc chắn hơn và tránh xảy ra tai nạn, người dân đóng thêm hàng loạt tấm ván gỗ lên gốc cây và gia cố hai cây bằng dây thép. Cây cầu hiện có thể chịu được sức nặng của hàng chục người cùng một lúc.
Cầu Jembatan Akar đã sớm trở thành một liên kết quan trọng giữa hai ngôi làng ở Tây Sumatra trong gần một thế kỷ. Nhưng sau đó người dân địa phương đã xây nên cây cầu treo chắc chắn hơn không xa cây cầu gốc. Ngày càng có nhiều du khách, cả người Indonesia và nước ngoài du lịch đến nơi này.
Jembatan Akar không phải là cây cầu rễ cây duy nhất trên thế giới. Những cây cầu 'sống' ở Cherrapunji , ở Ấn Độ, đã thu hút cả khách du lịch và các nhà khoa học nghiên cứu, nó giúp đỡ giảm bớt cuộc sống của người dân địa phương trong nhiều thế kỷ.