Cây cầu huyền thoại Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng - một trong những huyết mạch giao thông Bắc - Nam quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi hai bên bờ sông Mã và trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường của quân và dân ta.

Cầu Hàm Rồng lung linh về đêm.
Cầu Hàm Rồng gồm 2 nhịp dầm thép với chiều dài 160m, rộng 17m, có đường xe lửa chạy giữa, hai bên là đường ô tô và người đi bộ.
Các dầm thép của cầu được liên kết bằng bu lông vững chắc.
Vị trí cầu Hàm Rồng.
Phía Bắc cầu gối đầu lên núi Ngọc.
Phía Nam cầu gối đầu lên núi Rồng.
Đường tàu hỏa chạy giữa cầu.
Đứng ở cầu Hàm Rồng nhìn lên đồi Quyết Thắng.
TP Thanh Hóa trang trí chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025) bên bờ sông Mã, phường Hàm Rồng.
Cầu Hàm Rồng được thực dân Pháp khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1901 do hai kỹ sư người Đức thiết kế và thi công. Năm 1904, cầu mái vòm được xây xong rộng 9m. Ngày 17/3/1905 cây cầu đã được khánh thành và cho thông xe. Năm 1946, trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến, cây cầu đã bị phá hủy. Đến năm 1962, cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng lại. Nơi đây từng là trọng điểm của cuộc chiến tranh, hàng trăm máy bay Mỹ bị bắn hạ, hàng chục giặc Mỹ bị bắt sống...
Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/cay-cau-huyen-thoai-ham-rong-36401.htm