Cầu Long Biên ở Hà Nội được người Pháp thiết kế và khởi công xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1902. Ban đầu, cầu Long Biên có tên cầu Doumer - mang tên của Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Paul Doumer. Đây chính là cây cầu sắt đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam.
Cầu Long Biên dài 2.290 m qua sông và 896 m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ.
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", cầu Long Biên nối liền hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm. Để xây dựng cầu này, người Pháp đã dùng đến 30.000 m3 đá và kim loại. Tổng số tiền thực chi lên tới 6,2 triệu franc (đồng tiền nước Pháp lúc bấy giờ).
Cầu Long Biên được người Pháp xây dựng dưới thời vua Thành Thái. Là vị vua có tinh thần yêu nước, khi viên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer dâng lên bản danh sách để khen thưởng cho những người xây cầu, vua Thành Thái đã khảng khái trả lời “ta có biết mặt mũi đứa nào đâu” rồi ung dung đi vào khiến viên toàn quyền người Pháp giận tím mặt.
Cầu Long Biên được xây dựng trên sông Hồng. Đây là cây cầu có giá trị lịch sử, văn hóa, một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), cầu Long Biên từng 10 lần bị máy bay của Mỹ ném bom phá hoại, làm hỏng nhiều nhịp lớn.
Cả 3 cây cầu trên đều được bắc qua sông Hồng. Cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng năm 1986, cầu Thăng Long khánh thành năm 1985, cầu Thanh Trì thông xe vào năm 2007.
Có tới 7 cây cầu bắc qua sông Hồng trên địa phận Hà Nội, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thăng Long, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh.
Theo "Bách khoa toàn thư Việt Nam", sông Hồng có tổng chiều dài 1.126 km2 (có tài liệu ghi 1.149km). Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài hơn 500 km2. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Ngoài tên gọi sông Hồng quen thuộc, dòng sông này còn có những tên gọi khác như Hồng Hà, Nhĩ Hà, Nhị Hà, sông Thao (đoạn sông Hồng chảy từ Lào Cai đến Phú Thọ).
Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing