Cây cổ đại Trung Quốc từng tuyệt chủng, sống sót ngoạn mục
Loài cây quý hiếm từng chỉ còn một cá thể sống sót trên Trái đất này đã trở thành biểu tượng sinh tồn và nỗ lực bảo tồn đáng kinh ngạc của nhân loại.

Được phát hiện năm 1930 bởi nhà thực vật học Chung Quan Quang, sồi tai ngỗng Phổ Đà (Carpinus putoensis) là loài cây đặc hữu ở Trung Quốc, từng chỉ còn một cá thể duy nhất tồn tại trên núi Phổ Đà. Ảnh: Sohu.

Loài cây này có hoa đực và hoa cái mọc trên cùng thân nhưng khác màu (vàng nhạt và đỏ nhạt) và không nở cùng lúc, khiến việc thụ phấn tự nhiên gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Sohu.

Đến năm 1932, giáo sư Trịnh Vạn Quân xác định cây thuộc chi Carpinus, họ Bạch dương, và đặt tên theo địa điểm tìm thấy là Phổ Đà Nga Nhĩ Lịch. Ảnh: Sohu.

Do nạn phá rừng và khai hoang, sồi tai ngỗng Phổ Đà bị suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn lại một cây trong ngôi chùa trên núi, may mắn được các nhà sư bảo vệ nên không bị chặt phá. Ảnh: Sohu.

Với tình trạng đơn độc và tuổi đời khoảng 250 năm, gốc cây này được mệnh danh là “đứa con duy nhất của Trái đất” và được xếp vào danh sách thực vật cần bảo vệ cấp 1 của Trung Quốc. Ảnh: Sohu.

Cây còn nằm trong danh sách 12 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới; chính phủ cử nhân viên an ninh canh giữ 24/24 để bảo vệ cá thể còn lại. Ảnh: Sohu.

Các yếu tố sinh học như thời điểm nở hoa lệch, vị trí hoa đực thấp và hoa cái cao, cộng với thời tiết bất lợi và vỏ hạt dày khiến khả năng sinh sản tự nhiên cực kỳ thấp. Ảnh: Sohu.

Sau nhiều nỗ lực thất bại, từ năm 2000, các nhà khoa học đã thành công trong việc nhân giống bằng thụ phấn nhân tạo, giâm cành, chiết cành, thậm chí đưa cây lên vũ trụ, giúp phục hồi quần thể lên đến hàng chục nghìn cá thể. Ảnh: Sohu.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.