Cây cũng biết nói chuyện?

Khi cây bị mất nước hoặc bị thương, chúng sẽ phát ra âm thanh có âm lượng gần giống tiếng người nói chuyện.

 Phát âm thanh là cách để cây giao tiếp với các loài động vật khác. Ảnh: Tel Aviv University.

Phát âm thanh là cách để cây giao tiếp với các loài động vật khác. Ảnh: Tel Aviv University.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Cell ngày 30/3, các loài thực vật có khả năng phát ra âm thanh và truyền qua không khí. Âm thanh này có thể được nghe thấy dù cách xa vài m.

"Ngay cả khi đứng giữa một cạnh đồng tĩnh lặng, vẫn có những loại âm thanh mà con người không thể nghe thấy. Những âm thanh này đều chứa đựng một lượng thông tin nhất định", nhà sinh vật học Lilach Hadan của School of Plant Sciences and Food Security, đồng thời là tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Tai người không thể nghe được tiếng cây

Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra cây cà chua và cây thuốc phiện mỗi khi bị căng thẳng (stress) như mất nước, phần thân bị tổn thương sẽ phát ra âm thanh có âm lượng gần giống với con người nói chuyện.

Nhưng tần số của những âm thanh này quá cao để tai người nghe được. Tần số trung bình của chúng các nhà khoa học đo được vào khoảng 40-80 kHz, trong khi tai người chỉ có thể nghe được âm thanh tối đã 16 kHz. Bù lại, một vài động vật như côn trùng hay thú dẽ có thể nghe và hiểu âm thanh các loài cây phát ra.

Mặc dù trước đó nhiều nghiên cứu đã thu được sóng siêu âm từ các loại thực vật, đây vẫn là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra sóng âm này được truyền dẫn trong không khí. "Các loài cây luôn luôn có tương tác với côn trùng và các động vật khác. Trong đó, âm thanh là một trong những các thức chúng giao tiếp với nhau", nhà sinh vật học Lilach Hadan chia sẻ.

 Các nhà khoa học đã phát hiện ra cây cũng biết phát âm thanh. Ảnh: Tel Aviv University.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra cây cũng biết phát âm thanh. Ảnh: Tel Aviv University.

Để thực hiện thí nghiệm, các nhà nghiên cứu dùng microphone, thu âm thanh của những cây cà chua, cây thuốc phiện bị stress ở hai môi trường khác nhau lần lượt là phòng cách âm và ngoài trời. Họ gây áp lực lên hai loài cây này bằng cách không tưới nước trong nhiều ngày liền hay cắt thân cây.

Sau khi đã thu âm từ các loài cây, các nhà khoa học dùng thuật toán máy học để phân biệt âm thanh khi cây ở trạng thái bình thường, không stress, cây bị thiếu nước và cây bị cắt thân.

Kết quả cho thấy những loài cây bị stress sẽ phát ra nhiều âm thanh hơn cây bình thường. Âm thanh của chúng được thuật toán chuyển thành tiếng "póc" hoặc "lách cách". Trung bình một cây bị stress sẽ phát ra khoảng 30-50 tiếng lách cách/giờ, trong khi cây bình thường lại rất ít phát ra tiếng. "Khi cây cà chua không bị stress, chúng rất yên tĩnh", nhà sinh vật học Hadany chia sẻ.

Dùng thuật toán để hiểu tiếng cây

Theo nhà nghiên cứu, những cây bị họ cắt nước tưới đã phát ra âm thanh trước cả khi tình trạng mất nước biểu hiện ra bên ngoài. Tần số của âm thanh này đạt đỉnh sau 5 ngày không tưới nước, sau đó lại hạ xuống cho đến khi cây chết khô.

Với các loại stress khác nhau, cây sẽ phát ra âm thanh khác nhau. Thuật toán có khả năng phân biệt những loại âm thanh này cũng như âm thanh từ cây cà chua khác cây thuốc phiện như thế nào.

"Chúng tôi còn phát hiện ra nhiều loài cây khác nhue bắp, lúa mì, nho và xương rồng cũng phát ra âm thanh khi gặp stress", tác gỉ Hadany cho biết.

 Họ còn thí nghiệm trên nhiều loại cây khác nhau và phân biệt âm thanh của chúng. Ảnh: Tel Aviv University.

Họ còn thí nghiệm trên nhiều loại cây khác nhau và phân biệt âm thanh của chúng. Ảnh: Tel Aviv University.

Nhưng cách thức những loài cây phát ra âm thanh vẫn còn là một câu hỏi chưa thể giải đáp. Một trong những khả năng có thể là do quá trình định hình và sủi bong bóng khí ở nhựa cây.

"Rất có thể các loài sinh vật đã tự tiến hóa và phản hồi với những âm thanh này", Hadany nói. Đơn cử như một chú bướm nếu muốn đẻ trứng trên cây hay một loài động vật muốn ăn cây có thể dựa vào những âm thanh này để định hướng khi di chuyển.

Những nghiên cứu trước đó của Hadany và cộng sự cũng chứng minh rằng lượng đường trong mật hoa các loài thực vật tăng cao khi nghe thấy âm thanh từ các loài côn trùng đến thụ phấn. Một số loài còn thay đổi gene để phản ứng với một số loại âm thanh nhất định. "Nếu các loài cây khác nhận được thông tin trước khi stress thật sự xảy ra chúng sẽ có thời gian để chuẩn bị", Hadany nói.

Ngoài tự nhiên có rất nhiều sóng siêu âm và chúng đường truyền dẫn mọi lúc mọi nơi. Bất cứ lúc nào dùng microphone ghi lại, chúng ta sẽ phát hiện có những loại âm thanh mà tai người không nghe được trong môi trường. Song, phát hiện cây biết phát âm thanh đã mở ra nhiều cơ hội để giao tiếp và khai thác nhiều loại âm thanh khác nhau, Yossi Yovel, nhà sinh vật học tại Đại học Tel Aviv, nhận định.

Thúy Liên

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cay-cung-biet-noi-chuyen-post1422581.html