Chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới
Bộ Tư pháp vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định dự án Luật Phòng bệnh. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì thẩm định. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Tronghơn 17 năm triển khai Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 đã đạtđược nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻnhân dân. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại những bất cập về chất lượng sống, gánh nặngbệnh tật, nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng và yếu tố môi trường cũng nhưkhoảng trống chính sách điều chỉnh phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh khônglây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Việcxây dựng Luật mới với phạm vi điều chỉnh bao quát toàn diện các hoạt động phòngbệnh là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập trong công tác bảovệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tìnhhình mới; góp phần nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuôỉthọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Dựthảo Luật Phòng bệnh gồm 06 Chương với 44 điều với các nhóm nội dung cụthể về phân loại bệnh truyền nhiễm,dịch bệnh truyền nhiễm; quy định về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm,dịch bệnh truyền nhiễm và quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trongphòng, chống bệnh truyền nhiễm; Dự thảo Luật quy định việc giám sát trong phòngbệnh gồm: (1) Đối tượng giám sát bệnh truyền nhiễm (2) Đối tượng giám sát bệnhkhông lây nhiễm (3) Đối tượng giám sát trong dinh dưỡng (4) Đối tượng giám sáttrong phòng, chống thương tích (5) Đối tượng giám sát trong quản lý các rối loạnsức khỏe tâm thần (6) Giám sát trong phòng bệnh được thực hiện trên toàn bộ phạmvi địa bàn quản lý hành chính được phân công giám sát; dự thảo Luật quyđịnh kiểm dịch y tế tại khu vực cửa khẩu đối với người, phương tiện, hàng hóa,thi thể, mẫu phẩm sinh học xuất – nhập – quá cảnh Việt Nam…
Tại buổi làm việc, các thành viên Hội đồngthẩm định trao đổi, thảo luận góp ý các nội dung về: hoàn thiệncác quy định về bệnh truyền nhiễm; quy định về thông tin dịch truyềnnhiễm, về dinh dưỡng trong phòng bệnh; nghiên cứu việc lồng ghép người lao động được khám và tư vấn dinhdưỡng lồng ghép trong khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh nghề nghiệp có làmtăng kinh phí; Quy định trách nhiệm các cơquan trong phòng, chống các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm được thựchiện thông qua các hoạt động bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt độngthể lực, phòng, chống các yếu tố nguy cơ khác...
Kết luận buổi thẩm định, Thứ trưởng Đặng HoàngOanh đánh giá cao hồ sơ dự án Luật Phòngbệnh. Đồng thời, nhất trí ban hành Luật này rất cần thiết. Dự thảo Luật phù hợpvới đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp. Tuynhiên, cần rà soát lại các quy định liên quan đến bệnh truyền nhiễm, bổ sungbiện pháp phòng chống dịch trước thời điểm công bố dịch, phải quy định tại Luậtnày, quy định trách nhiệm các chủ thể gắn với công bố dịch.

Đồng thời, Thứ trưởng đềnghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát lại 2 Nghị định về phân quyền, phầncấp; phân định thẩm quyền để điều chỉnh tại Luật này; rà soát quy phạm hóa hết 5nhóm nội dung của các chính sách được thông qua, các khái niệm mới cần bổsung; các điều cấm đưa thông tin giả mạo, sai lệch, quy định các nhóm dễ bị tổnthương; rà soát thêm các chỉ đạo của TBT Tô Lâm về đánh giá kết quả chăm sóc sứckhỏe nhân dân, các kết luận của Trung ương
Lồng ghép chính sáchy tế trong mọi chính sách khác, cần có đột phá, các Chương về tâm thần, xóa bỏkỳ thị, tầm vóc, văn hóa nghỉ ngơi hợp lý… nên tóm tắt vào trong luật để nângcao sức khỏe, tinh thần; rà soát các nội dung bảo đảm đồng bộ, thống nhấtvới các luật khác như: Luật Trẻ em, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, LuậtAn toàn thông tin mạng, Nghị định quản lý dữ liệu y tế do Chính phủ ban hành. Thứtrưởng nhấn mạnh, các nội dung Quỹ phòng bệnh có rất nhiều ý kiến, do đó đềnghị cơ quan soạn thảo phải tiếp thu triệt để nội dung này.