'Chậm, trốn đóng BHXH rất nhức nhối nhưng chưa xử lý hiệu quả'
Đại biểu Quốc hội cho rằng hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nhưng chưa có chế tài xử lý hiệu quả.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều nay 2/11, các Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Cần công khai rộng rãi thông tin DN chậm, trốn bảo hiểm
Đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) cho rằng hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Dù thanh tra, kiểm tra, xử lý nhưng hiệu quả không cao và chưa có chế tài giải quyết dứt điểm. Cũng không thể thực hiện biện pháp thu hồi bằng biện pháp khấu trừ qua tài khoản nên chưa đủ sức răn đe với tô chức cố tình vi phạm pháp luật về BHXH.
Nhằm hàn chế, khắc phục tình trạng trên, dự thảo luật quy định các trường hợp chậm, trốn đóng BHXH bắt buộc cùng với các hình thức xử lý vi phạm và bà cơ bản đồng tình với quy định này.
Tuy nhiên, nữ đại biểu băn khoăn hình thức khởi kiện. Luật 2014 quy định tổ chức công đoàn, đại diện cho người lao đônngj có quyền khởi kiện. Qua tổng kết thực hiện luật năm 2014 thì có khẳng định không hiệu quả.
Dự án luật đang sửa đổi theo hướng giao cho cơ quan BHXH có quyền khởi kiện người sử dụng lao động tại khoản 4 điều 37, nhưng quy trình khởi kiện với trốn đóng bảo hiểm không phù hợp. Vì trốn đóng là hành vi vi phạm nghĩa vụ thực hiện, thì ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật hành chính, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải xử lý hình sự.
Việc chậm đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động nếu đặt trong mối quan hệ với người lao động thì đây là mối quan hệ dân sự, tức vi phạm thỏa thuận giữa các bên. Nếu khởi kiện thì chủ thể thực hiện phải là người lao động khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho mình. Tổ chức công đoàn, đại diện cho người lao động đứng ra khởi kiện hiện rất khó và địa bà tỉnh Hà Giang từ khi luật có hiệu lực từ 2016 đến nay chưa tiến hành vụ khởi kiện nào.
Nếu đặt trong mối quan hệ với Nhà nước thì đây là hành vi vi phạm về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước và chỉ có thể xử lý hành chính, hoặc cao hơn là xử lý hình sự. Nên khi phát hiện người sử dụng lao động vi phạm đóng BHXH, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện thẩm quyền mang tính quyền lực Nhà nước thì đại biểu cho rằng sẽ hiệu quả hơn.
Việc khởi kiện dân sự hoàn toàn độc lập với xử lý hành chính, xử lý hình sự. Việc dự thảo thiết kế theo hướng khởi kiện vụ án dân sự sau khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính là không phù hợp. Do đó, bà đề nghị bỏ quy định tại khoản 4 điều 37 của dự thảo.
Để tăng tính răn đe, bảo vệ quyền lợi người lao động, đơn vị sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước về đóng BHXH bắt buộc thì tùy theo mức độ hành vi chậm hay trốn đóng mà xử phạt vi phạm hành chính hoặc cao hơn là xử lý hình sự.
Bà cũng đề nghị cần có quy định về chế động công khai, rộng rãi thông tin về tình hình nợ, số nợ, thời gian nợ, trốn đóng BHXH bắt buộc của các công ty, doanh nghiệp này để người lao động có thể theo dõi cũng như có thêm thông tin trong lựa chọn tham gia thị trường lao động; có cách để người lao động tra cứu nhanh chóng từ đó người laod ôgnj beiets và tránh doanh nghiệp này ra để tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường lao động giữa các doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi người lao động một cách tốt nhất.
Đủ công cụ mà không xử lý được thì cần xem lại việc thực thi
Liên quan nội dung này, Đại biểu Nguyên Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết dự thảo thiết kế 2 điều 36 và 37 quy định về các trường hợp chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc và xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc.
Cho rằng tình trạng này nhức nhối nhiều năm, ông Long đặt vấn đề cần làm rõ việc chúng ta có thiếu công cụ xử lý hay không để từ đó đánh giá việc bổ sung 2 điều vào dự thảo có giải quyết được vấn đề hay không. Bởi, hiện rất ít vụ án xử lý hành vi trên trong khi thực trạng có hàng nghìn tỷ đồng tiền trốn, chậm đóng BHXH bắt buộc.
“Chúng ta không thiếu công cụ, bởi xử lý hành chính có, hình sự có. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao còn ban hành Nghị quyết 05 năm 2019 hướng dẫn riêng tội gian lận bảo hiểm, trốn đóng bảo hiểm. Có đầy đủ mà không xử lý được thì cần xem xét lại góc độ thực thi” – ông Nguyễn Công Long nói.
Vị đại biểu Quốc hội đoàn Đồng Nai cho rằng, thực tế còn ít xử lý hình sự không phải do nương nhẹ hay tiêu cực mà có sự cân nhắc, bởi người sử dụng lao động tao ra công ăn việc làm, đóng góp cho kinh tế địa phương nên bất kỳ tác động pháp lý nào cũng có ảnh hưởng nhất định.
“Mỗi địa phương rất cân nhắc đánh giá trên nhiều mặt. Nếu cứ trông chờ vào xử lý hình sự, dù rất cần thiết, cũng khó giải quyết tận gốc vì đều có tính 2 mặt”, theo ông Long.
Phân tích cụ thể hơn về 2 điều 36 và 37 trong dự thảo luật, ông Nguyễn Công Long cho rằng quy định như dự thảo cũng khó có tác dụng, bởi chưa phân định chậm đóng là thế nào, trốn đóng ra sao. Ông đề nghị nghiên cứu kỹ Nghị quyết 05 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
“Quy định xử lý bằng chế tài kinh tế, hành chính hiệu quả hơn biện pháp hình sự. Đề nghị rà soát kỹ để quy định đảm bảo thống nhất, rõ ràng” – ông Nguyễn Công Long nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông cho biết muốn xử lý hình sự phải có yếu tố đã bị xử phạt hành chính. Có trường hợp vi phạm trắng trợn mà quá trình xem xét chưa có xử phạt thì không xử lý hình sự được. Do đó, xử lý kinh tế, hành chính thế nào rõ ràng ra thì mới là cơ sở cho xử lý hình sự.
Cuối dự thảo lai có điều xử lý vi phạm. Nếu có trùng lắp rồi thì nên bỏ. Xử lý vi phạm vừa thừa vừa thiếu. Đề nghị bỏ điều xử lý vi phạm về bhxh vì không cần thiết nữa.