Chân dung 3 nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2023

Nobel Hóa học 2023 vinh danh 3 nhà khoa học gồm: Moungi Bawendi, Louis Brus và Alexei Ekimov. Theo Ủy ban giải Nobel Hóa học, họ đã 'khám phá và tổng hợp các chấm lượng tử'.

Ngày 4/10, Ủy ban giải Nobel Hóa học tại Stockholm công bố 3 nhà khoa học (2 người Mỹ và một người Nga) gồm: Moungi Bawendi, Louis Brus và Alexei Ekimov (lần lượt từ phải sang) đã giành giải Nobel Hóa học 2023. Họ giành giải thưởng danh giá này vì đã tìm ra và phát triển chấm lượng tử được ứng dụng trong đèn LED, màn hình TV, cũng như dùng cho các bác sĩ phẫu thuật khi loại bỏ mô ung thư.

Ngày 4/10, Ủy ban giải Nobel Hóa học tại Stockholm công bố 3 nhà khoa học (2 người Mỹ và một người Nga) gồm: Moungi Bawendi, Louis Brus và Alexei Ekimov (lần lượt từ phải sang) đã giành giải Nobel Hóa học 2023. Họ giành giải thưởng danh giá này vì đã tìm ra và phát triển chấm lượng tử được ứng dụng trong đèn LED, màn hình TV, cũng như dùng cho các bác sĩ phẫu thuật khi loại bỏ mô ung thư.

Nhà khoa học Alexei Ekimov và Louis Brus đã độc lập tạo ra các chấm lượng tử. Trong khi đó, nhà khoa học Moungi Bawendi đã cách mạng hóa ngành sản xuất hóa chất.

Nhà khoa học Alexei Ekimov và Louis Brus đã độc lập tạo ra các chấm lượng tử. Trong khi đó, nhà khoa học Moungi Bawendi đã cách mạng hóa ngành sản xuất hóa chất.

Cụ thể, vào những năm 1980, nhà khoa học Ekimov tạo ra hiệu ứng lượng tử tùy thuộc vào kích thước trong thủy tinh màu. Màu sắc đến từ các hạt nano clorua đồng. Không những vậy, ông còn chứng minh kích thước hạt ảnh hưởng đến màu sắc của thủy tinh thông qua hiệu ứng lượng tử.

Cụ thể, vào những năm 1980, nhà khoa học Ekimov tạo ra hiệu ứng lượng tử tùy thuộc vào kích thước trong thủy tinh màu. Màu sắc đến từ các hạt nano clorua đồng. Không những vậy, ông còn chứng minh kích thước hạt ảnh hưởng đến màu sắc của thủy tinh thông qua hiệu ứng lượng tử.

Vài năm sau, ông Brus trở thành nhà khoa học đầu tiên chứng minh được hiệu ứng lượng tử phụ thuộc vào kích thước của các hạt trôi nổi tự do trong chất lỏng.

Vài năm sau, ông Brus trở thành nhà khoa học đầu tiên chứng minh được hiệu ứng lượng tử phụ thuộc vào kích thước của các hạt trôi nổi tự do trong chất lỏng.

Đến năm 1993, nhà khoa học Bawendi thay đổi quy trình hóa học tạo ra các chấm lượng tử - thứ mà Ủy ban giải Nobel Hóa học gọi là “những hạt gần như hoàn hảo”, giúp đưa chấm lượng tử vào nhiều ứng dụng.

Đến năm 1993, nhà khoa học Bawendi thay đổi quy trình hóa học tạo ra các chấm lượng tử - thứ mà Ủy ban giải Nobel Hóa học gọi là “những hạt gần như hoàn hảo”, giúp đưa chấm lượng tử vào nhiều ứng dụng.

Chấm lượng tử hiện được ứng dụng rộng rãi trong đời sống bao gồm chiếu sáng màn hình máy tính và màn hình tivi dựa trên công nghệ QLED. Chấm lượng tử cũng tạo thêm sắc thái cho ánh sáng của một số đèn LED.

Chấm lượng tử hiện được ứng dụng rộng rãi trong đời sống bao gồm chiếu sáng màn hình máy tính và màn hình tivi dựa trên công nghệ QLED. Chấm lượng tử cũng tạo thêm sắc thái cho ánh sáng của một số đèn LED.

Thêm nữa, các nhà hóa sinh cũng như bác sĩ sử dụng chấm lượng tử để lập bản đồ mô sinh học.

Thêm nữa, các nhà hóa sinh cũng như bác sĩ sử dụng chấm lượng tử để lập bản đồ mô sinh học.

Nhà khoa học Moungi Bawendi (62 tuổi) sinh tại Pháp, hiện là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ.

Nhà khoa học Moungi Bawendi (62 tuổi) sinh tại Pháp, hiện là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ.

Nhà khoa học Louis Brus (80 tuổi), người Mỹ, hiện là giáo sư danh dự tại Đại học Columbia.

Nhà khoa học Louis Brus (80 tuổi), người Mỹ, hiện là giáo sư danh dự tại Đại học Columbia.

Nhà khoa học Alexei Ekimov (78 tuổi), là người Nga. Ông trở thành tiến sĩ tại Viện Vật lý - Kỹ thuật Ioffe, Nga vào năm 1974. Hiện nhà khoa học Ekimov làm việc cho Nanocrystals Technology Inc.

Nhà khoa học Alexei Ekimov (78 tuổi), là người Nga. Ông trở thành tiến sĩ tại Viện Vật lý - Kỹ thuật Ioffe, Nga vào năm 1974. Hiện nhà khoa học Ekimov làm việc cho Nanocrystals Technology Inc.

Mời độc giả xem video: Nobel y sinh 2022: Giải mã gene để hiểu về sự tiến hóa của loài người. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chan-dung-3-nha-khoa-hoc-doat-giai-nobel-hoa-hoc-2023-1907607.html