Chanh đông lạnh có phải là 'thần dược' chống ung thư?
Trong chanh có chứa đến 22 chất chống ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của vỏ chanh - nơi chứa hợp chất limonoids có đặc tính chống ung thư.
Thời gian gần đây, khá nhiều người chia sẻ trên các trang mạng xã hội thông tin về chanh đông lạnh có thể ngừa được nhiều loại bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và bệnh bạch cầu.
Các công dụng có thể kể đến là giải độc cơ thể bằng cách kích thích chức năng gan thận hoạt động, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của các gốc tự do.
Trong chanh có chứa đến 22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C...
Tuy nhiên, các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của vỏ chanh - nơi chứa hợp chất limonoids có đặc tính chống ung thư.
Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) cho rằng, 1 quả chanh cũng có tác dụng phòng chống đến 50% các bệnh ung thư và khuyên mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 150 g vỏ cam hoặc chanh đông lạnh mỗi tuần để đạt được tác dụng trên.
Ngoài ra hơn 20 nghiên cứu về chủ đề này đều khẳng định hợp chất limonoids đặc biệt có tác dụng với bệnh ung thư vú, nó hiệu quả gấp 10.000 lần so với adriamycin - một loại thuốc được sử dụng để hóa trị chống ung thư trên toàn thế giới. Tuy nhiên nếu tác dụng phụ của adriamycin phá hủy các tế bào lành xung quanh thì limonoids không làm tổn thương, do đó nó rất an toàn.
Thêm một nghiên cứu gần đây chứng minh lâm sàng về limonoids có tác dụng tích cực trong điều trị các loại ung thư như ung thư đại trực tràng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, gan, bệnh bạch cầu.
Một thử nghiệm lâm sàng với các bệnh nhân nhi mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm (SCA) cho thấy nước cốt chanh có thể giảm triệu chứng đau đớn. Bên cạnh đó nước cốt chanh tươi còn làm tăng đáng kể khả năng chữa bệnh khi kết hợp với thuốc điều trị bệnh sốt rét thông thường, không chỉ thế còn làm giảm tác dụng phụ của thuốc.
Các nhà khoa học cũng phát hiện nước cốt chanh có thể dùng để khử trùng nước bằng cách diệt norovirus - nhóm virus gây bệnh tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng. Hơn thế nữa thì nước cốt chanh cũng có thể diệt mầm bệnh tả, giảm nguy cơ phát triển khối u của người mắc ung thư tụy.
Theo một nghiên cứu của Đại học Purdue thành phố West Lafayette, bang Indiana, Mỹ thêm chanh vào trà cho phép hấp thụ catechin sau khi tiêu hóa lên tới 80%. Nhờ vậy, hiệu quả ngừa ung thư tăng mạnh.
Thông thường, các chất chống oxy hóa trong tự nhiên vốn không bền vững với nhiệt độ, ánh sáng và các ion kim loại nên dễ dàng phân hủy để tạo thành các gốc tự do khác hoặc chúng khơi mào các chuỗi phản ứng khác.
Do vậy, việc sử dụng chanh với cách bảo quản lạnh, sau đó đun nước uống cũng chưa chắc đã còn nguyên hoạt chất có tác dụng chống ung thư như các nghiên cứu công bố.
Nếu sử dụng cũng cần lưu ý, không nên uống trực tiếp nước chanh đậm đặc vì lượng axit trong chanh có thể gây tăng độ pH ở dạ dày.
Hy vọng, trong tương lai những hoạt chất từ thiên nhiên có tác dụng chống ung thư được lưu tâm nghiên cứu nhiều hơn và công nhận công bằng hơn trong việc đánh giá hiệu quả điều trị ung thư.