Chất lượng không khí Hà Nội ở mức kém

Theo IQAir, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội lúc 9h15 là 181, mức có hại cho sức khỏe, không khí ô nhiễm, sương mù bao trùm thủ đô cả buổi sáng. Lúc 15h, nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 6,1 lần theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

Cầu Chương Dương mờ mịt vào 8h sáng 18/9/2022.

Cầu Chương Dương mờ mịt vào 8h sáng 18/9/2022.

Những ngày gần đây, chất lượng không khí tại Hà Nội thường xuyên ở mức kém, đặc biệt vào đầu giờ sáng và tối.

Theo ứng dụng quan trắc chất lượng không khí PAM Air, hơn 40 điểm đo của Hà Nội vào lúc 8h sáng 18/9 đều không có chỉ số chất lượng không khí AQI nào ở mức an toàn.

Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 6.4 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

Sáng nay (18/9), chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức rất xấu khiến toàn thành phố rơi vào tình trạng sương mù dày đặc.

Bầu không khí Hà Nội sáng 18/9/2022.

Bầu không khí Hà Nội sáng 18/9/2022.

Cụ thể, theo thang điểm của Hoa Kỳ, màu chủ yếu trên bản đồ là màu vàng (51-100, nhóm nhạy cảm ra bên ngoài), màu da cam (101 – 150 tức nhóm có chất lượng không khí kém) và đặc biệt là màu đỏ (151 – 200 có hại).

Trong đó các khu vực có chỉ số AQI cao nhất (càng cao chất lượng càng kém) là: Đồng Tâm (Ứng Hòa, với chỉ cố AQI 153), Chuyên Mỹ (Phú Xuyên 146), Ecohome (Phúc Lợi, Long Biên 152), Đức Thắng (Bắc Từ Liêm 153),…

Không khí ở những chỉ số này nằm trong khung chất lượng có hại thuộc bậc thang 4, khiến cho tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng đến sức khỏe và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiều nghiên cứu tại Hà Nội đã chỉ ra hiện tượng nghịch nhiệt là một trong các nguyên nhân chính làm cho nồng độ các chất ô nhiễm (đặc biệt là bụi PM 2.5) tăng cao đột biến.

Theo chuyên gia, nếu đường phố có nhiều bụi bẩn kết hợp với tình trạng nghịch nhiệt, toàn bộ lượng bụi này sẽ bị giữ lại ở tầng thấp trong không khí.

Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí thủ đô gồm hoạt động giao thông, xây dựng, hoạt động sản xuất công nghiệp.

Các nhà khoa học cũng khẳng định hiện tượng ô nhiễm còn do sự quản lý các công trình xây dựng không tốt. Bụi từ các nơi sản xuất xi măng, sắt thép, hóa chất, ở các tỉnh bay về Hà Nội, bụi mịn cũng hình thành do đốt rơm rạ, đốt rác.

Các phương tiện giao thông đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm bụi.

Các nhà khoa học cho biết nếu thang AQI vượt quá 150 là mức có hại, cảnh báo sức khỏe, mọi người nên ở trong nhà, không nên đi ra ngoài./.

HanoiTV

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/nong-san-ba-vi-d210204.html