Châu Âu có đồng tình với Mỹ về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga
CNN ngày hôm qua đưa tin Mỹ sẽ công bố các biện pháp trừng phạt mới vào thứ Tư với Nga với sự phối hợp của các quốc gia G7 và Liên minh châu Âu.
Gói trừng phạt mới sẽ cấm tất cả các khoản đầu tư mới vào Nga, gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nhà nước ở Nga, đồng thời trừng phạt các quan chức chính phủ Nga và các thành viên gia đình của họ.
Chính quyền Biden cũng đang để mắt đến việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Sberbank, tổ chức tài chính lớn nhất của Nga và Ngân hàng Alfa, một tổ chức cho vay lớn khác.
Gói trừng phạt mới sẽ đánh dấu bước leo thang mới nhất trong nỗ lực của Mỹ và các đồng minh nhằm áp đặt lên Nga.
Ủy ban châu Âu đề xuất các biện pháp cấm vận mới đối với Nga, bao gồm lệnh cấm mua than của Nga và cấm các tàu Nga vào các cảng của EU. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết trước tiên là lệnh cấm đối với than đá, tiếp theo sẽ là dầu mỏ và sau đó là khí đốt.
Reuters hôm thứ Tư cũng đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết một lệnh cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga ngay lập tức vào Đức là không khả thi, mặc dù ông nói thêm rằng ông ủng hộ lệnh cấm vận năng lượng. Bộ trưởng cho rằng, lệnh cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga ngay lập tức là không khả thi vì nó sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế và sự ổn định xã hội của Đức.
Thủ tướng Ý Mario Draghi hôm thứ Tư cho biết việc ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga chưa được xem xét ở cấp độ EU, nhưng nếu đạt được đồng thuận về vấn đề này, Ý sẽ sẵn sàng thực hiện.
EU đang xem xét đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu than của Nga sau khi các đoạn phim tiếp tục xuất hiện cáo buộc tội ác chiến tranh của quân đội Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm thứ Ba cho biết Ủy ban châu Âu đang tiến hành các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn, bao gồm cả việc nhập khẩu dầu mỏ.
Còn Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết hôm thứ Tư rằng các lệnh trừng phạt áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với xuất khẩu dầu của Nga có thể sẽ dẫn đến giá toàn cầu "tăng vọt", điều này có thể gây tổn hại cho Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ của họ.