Châu Âu khó khăn trước hành động của Anh tại vùng Vịnh

Các nhà ngoại giao EU cho biết, quyết định của Anh tham gia vào nhiệm vụ hải quân do Hoa Kỳ lãnh đạo ở vùng Vịnh đã trì hoãn các nỗ lực của châu Âu nhằm thành lập một lực lượng hàng hải chung đảm bảo di chuyển an toàn ở eo biển Hormuz – một hoạt động sẽ tách biệt với nhiệm vụ của Mỹ.

Anh và Pháp đã đề xuất thành lập một lực lượng hàng hải do châu Âu lãnh đạo vào tháng 7 và độc lập với Hoa Kỳ. Họ đã giành được sự ủng hộ từ Đan Mạch, Ý và Tây Ban Nha, những người lo ngại hoạt động của Mỹ sẽ làm cho căng thẳng Washington – Tehran trở nên tồi tệ hơn.

Đề xuất trên được công bố sau khi Iran bắt giữ một tàu chở dầu mang cờ Anh ở Eo biển Hormus, động thái được cho là để đáp trả việc Anh bắt giữ một tàu chở dầu Iran ở Gibraltar. Tàu Stena Impero được gắn cờ Anh vẫn đang bị Iran giữ, mặc dù Tehran đã ra tín hiệu rằng họ có thể sớm thả nó. Còn tàu chở dầu Iran đã được thả ra từ Gibraltar vào tháng trước.

Đề xuất về thiết lập lực lượng chung do châu Âu dẫn đầu tại Hormus đang bị bối rối bởi hành động của Anh. Nguồn: Reuters.

Đề xuất về thiết lập lực lượng chung do châu Âu dẫn đầu tại Hormus đang bị bối rối bởi hành động của Anh. Nguồn: Reuters.

Pháp sẽ đưa ra một đề xuất mới vào ngày 16/9 về việc bảo vệ kênh vận chuyển ở eo biển Hormus – nơi 1/5 lượng dầu thế giới đi qua. Pháp hy vọng sẽ tập hợp được khoảng 15 quốc gia châu Âu ở Paris để thảo luận xúc tiến đề xuất này.

Nhưng các nhà ngoại giao tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các nước EU cho biết việc London bất ngờ thay đổi chiến lược tham gia nhiệm vụ do Hoa Kỳ lãnh đạo, được chính phủ mới của Thủ tướng Boris Johnson đưa ra vào ngày 5/8, đã gây bối rối cho tiến trình trên.

"Nhiều nước trong chúng tôi muốn hoạt động cùng với Anh, vì sự đoàn kết của châu Âu và để tránh chiến dịch gây áp lực tối đa của Hoa Kỳ đối với Iran", một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết. Ngay bây giờ, tất cả đều bị dừng lại vì Anh đứng về phía người Mỹ.

Anh, Pháp và Đức, với sự hỗ trợ từ phần còn lại của EU, đang cố gắng cứu vãn hiệp ước hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc. Theo đó, Teheran đã tiến hành kiềm chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5 năm ngoái, điều khiến Mỹ chia rẽ với các đồng minh châu Âu. Ông Trump cũng đã khôi phục các lệnh trừng phạt nhắm tới làm tê liệt nền kinh tế Iran.

Hiện tại, hoạt động của châu Âu có thể được điều hành bởi một chỉ huy Pháp. Pháp có một căn cứ hải quân ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE.

Ý, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Na Uy, Bỉ và Thụy Điển chưa hoàn toàn nhất trí tham gia cùng Pháp trong hoạt động chung của châu Âu. Hà Lan đang đánh giá cả các đề xuất của cả Hoa Kỳ và Pháp, nhưng các nhà ngoại giao cho biết họ có xu hướng tham gia sáng kiến do châu Âu lãnh đạo.

Dù vậy, bất kỳ hoạt động chung nào như vậy vẫn sẽ cần sự chấp thuận của quốc hội ở một số nước EU, bao gồm cả Đan Mạch và Hà Lan.

Quý Hoàng

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/chau-au-kho-khan-truoc-hanh-dong-cua-anh-tai-vung-vinh-20190914120149515.htm