Chế phẩm phòng, chống mọt gạo an toàn
Nhóm các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu thành công chế phẩm từ chitosan và dầu neem (cây xoan Ấn Độ) để phòng, chống mọt gạo, có thể thay thế thuốc bảo quản lương thực bằng hóa học không an toàn cho người sử dụng. Từ đặc tính của cây neem chứa các hoạt chất có khả năng phòng trừ dịch hại, gây ngán ăn, làm giảm sức sinh sản,… ở côn trùng, nhóm nghiên cứu đã chế tạo chế phẩm dạng lỏng vi nhũ tương và dạng bột, có thể phòng trừ mọt gạo bằng phương pháp xông hơi, phun sương.
Nhóm các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu thành công chế phẩm từ chitosan và dầu neem (cây xoan Ấn Độ) để phòng, chống mọt gạo, có thể thay thế thuốc bảo quản lương thực bằng hóa học không an toàn cho người sử dụng. Từ đặc tính của cây neem chứa các hoạt chất có khả năng phòng trừ dịch hại, gây ngán ăn, làm giảm sức sinh sản,… ở côn trùng, nhóm nghiên cứu đã chế tạo chế phẩm dạng lỏng vi nhũ tương và dạng bột, có thể phòng trừ mọt gạo bằng phương pháp xông hơi, phun sương.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, mọt gạo không ăn mẫu bánh có tẩm chế phẩm. Đối với kho chứa nhỏ, lượng mọt gạo giảm hơn 90% so với đối chứng sau 12 tuần theo dõi. Khi sử dụng chế phẩm phun mù lên các bao gạo, hư hại của gạo do mọt gây ra giảm khoảng 6,5 lần, giảm hao hụt khối lượng gạo gần 2% so với mẫu đối chứng.
Phát triển màn hình cảm ứng không cần chạm
Hãng xe hơi Jaguar Land Rover và Đại học Cambridge (Anh) đang phát triển một loại màn hình cảm ứng không cần chạm để phục vụ hoạt động truy cập thông tin và giải trí trên xe. Hệ thống này được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) cùng các cảm biến tiên tiến cho phép người lái lựa chọn danh mục mà không cần chạm tay vào màn hình. Hệ thống xác định sớm hành động người dùng sẽ thực hiện khi đang thao tác trỏ ngón tay. Tính năng này là nhờ hệ thống trang bị máy ảnh, cảm biến tần số ra-đi-ô cùng công nghệ theo dõi cử chỉ mắt để cung cấp dữ liệu cho AI. Công nghệ này được kỳ vọng giảm nguy cơ lây lan các mầm bệnh, giúp lái xe tập trung hơn. Kết quả thử nghiệm cho thấy, hệ thống giúp người lái xe tiết kiệm thời gian tương tác tới 50%.
Công nghệ mới tăng dung lượng pin
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lưu trữ năng lượng và Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc công bố phát triển thành công giải pháp mới liên quan vật liệu tích điện. Vật liệu này có khả năng lưu trữ điện của pin ion lithium cao gấp bốn lần so với các vật liệu than chì, giúp cải thiện đáng kể dung lượng pin. Công nghệ này có thể cho phép một chiếc xe điện đi được ít nhất 100 km sau mỗi lần sạc.
Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/science-news/che-pham-phong-chong-mot-gao-an-toan-627061/