Chen nhau dâng lễ ở đền Củi thờ quan Hoàng Mười

Dịp đầu năm, du khách thập phương lại đổ về đền Củi (ở xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) để hành lễ, dâng hương. Cảnh chen chúc, đốt vàng mã, người ăn xin... đang diễn ra nhiều ở khu vực đền.

Đền Củi còn gọi là Đền Quan Hoàng Mười ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Đền thờ chính: Đức Quan Hoàng Mười, Thánh mẫu Liễu Hạnh, ngoài ra còn thờ vọng Đức Thánh Trần tức Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Đền Củi còn gọi là Đền Quan Hoàng Mười ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Đền thờ chính: Đức Quan Hoàng Mười, Thánh mẫu Liễu Hạnh, ngoài ra còn thờ vọng Đức Thánh Trần tức Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Hàng năm ở đền Củi có ba dịp lễ trọng vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch giỗ Đức Thánh mẫu Liễu Hạnh; ngày 20 tháng 8 âm lịch giỗ Đức Thánh Trần và dịp mồng 10 tháng 10 âm lịch lễ hội Đức quan Hoàng Mười.

Hàng năm ở đền Củi có ba dịp lễ trọng vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch giỗ Đức Thánh mẫu Liễu Hạnh; ngày 20 tháng 8 âm lịch giỗ Đức Thánh Trần và dịp mồng 10 tháng 10 âm lịch lễ hội Đức quan Hoàng Mười.

Vào dịp đầu năm mỗi ngày đền Củi đón hàng chục ngàn người dân địa phương và khách thập phương đến đi lễ. Mọi người dâng cờ quạt, bút sách, tiền vàng... để cầu tài cầu lộc, cầu mong bình yên cho gia đình.

Vào dịp đầu năm mỗi ngày đền Củi đón hàng chục ngàn người dân địa phương và khách thập phương đến đi lễ. Mọi người dâng cờ quạt, bút sách, tiền vàng... để cầu tài cầu lộc, cầu mong bình yên cho gia đình.

Du khách đến đền hành hương, cầu tài lộc đầu năm thường tự chuẩn bị các mâm lễ đồ sộ bánh kẹo, hoa quả, tiền vàng.

Du khách đến đền hành hương, cầu tài lộc đầu năm thường tự chuẩn bị các mâm lễ đồ sộ bánh kẹo, hoa quả, tiền vàng.

Tùy vào tín chủ muốn cầu may, cần an, cầu duyên, giải hạn để sắm lễ nhiều hay ít, giá mỗi mâm lễ từ 500.000 đồng cho đến vài triệu đồng. Không ít gia đình tiêu tốn từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng mua sắm đồ lễ hóa vàng. Nhiều dịch vụ như sắp lễ thuê, đồ lưu niệm, viết sớ… cũng nở rộ trước khu vực cổng đền.

Tùy vào tín chủ muốn cầu may, cần an, cầu duyên, giải hạn để sắm lễ nhiều hay ít, giá mỗi mâm lễ từ 500.000 đồng cho đến vài triệu đồng. Không ít gia đình tiêu tốn từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng mua sắm đồ lễ hóa vàng. Nhiều dịch vụ như sắp lễ thuê, đồ lưu niệm, viết sớ… cũng nở rộ trước khu vực cổng đền.

Anh Trần Văn Tám (ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết: "Như thường lệ vào dịp đầu năm mới làm lễ ở ngôi đền linh thiêng này cầu mong cho gia đình một năm bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn."

Anh Trần Văn Tám (ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết: "Như thường lệ vào dịp đầu năm mới làm lễ ở ngôi đền linh thiêng này cầu mong cho gia đình một năm bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn."

Đền Củi có gần 20 ban thờ, trong đó những ban thờ lớn như: cung thờ Thánh mẫu, ban thờ Ngũ Vị Tôn Ông, ban thờ quan Hoàng Mười, ban thờ cô Chín, ban thờ Chầu Mười.

Đền Củi có gần 20 ban thờ, trong đó những ban thờ lớn như: cung thờ Thánh mẫu, ban thờ Ngũ Vị Tôn Ông, ban thờ quan Hoàng Mười, ban thờ cô Chín, ban thờ Chầu Mười.

Chị Hoàng Thị Quyên (ở Thanh Hóa) cho biết, chị cùng đại gia đình gồm 6 thành viên đi từ Thanh Hóa vào cách đây 2 ngày, sau đó thuê phòng ở gần địa điểm đền để nghỉ. "Năm nào cũng vậy, sau khi đi chúc Tết người thân, bạn bè... tôi cùng chồng lại chuẩn bị mọi thứ để lên đường vào đền Củi để dâng hương cầu bình an. Kế hoạch cho chuyến hành hương này bao giờ cũng được tôi và các thành viên trong gia đình lên sẵn từ trước Tết", chị Quyên nói.

Chị Hoàng Thị Quyên (ở Thanh Hóa) cho biết, chị cùng đại gia đình gồm 6 thành viên đi từ Thanh Hóa vào cách đây 2 ngày, sau đó thuê phòng ở gần địa điểm đền để nghỉ. "Năm nào cũng vậy, sau khi đi chúc Tết người thân, bạn bè... tôi cùng chồng lại chuẩn bị mọi thứ để lên đường vào đền Củi để dâng hương cầu bình an. Kế hoạch cho chuyến hành hương này bao giờ cũng được tôi và các thành viên trong gia đình lên sẵn từ trước Tết", chị Quyên nói.

Tại khu vực sân đền, hàng chục con ngựa giấy được trưng bày khiến lối đi bị hạn chế. Ngựa giấy được trang trí cầu kỳ và bắt mắt để đốt. Ngựa giấy ở đây có nhiều kích thước từ 1-2m, cao hơn… người thật có giá từ 300.000-500.000 đồng/con, tùy kích thước.

Tại khu vực sân đền, hàng chục con ngựa giấy được trưng bày khiến lối đi bị hạn chế. Ngựa giấy được trang trí cầu kỳ và bắt mắt để đốt. Ngựa giấy ở đây có nhiều kích thước từ 1-2m, cao hơn… người thật có giá từ 300.000-500.000 đồng/con, tùy kích thước.

Sau khi làm lễ, đồ lễ được đưa đến khu vực lò hóa để đốt, tuy nhiên do số lượng đồ lễ quá nhiều, lò đốt có dấu hiệu quá tải.

Sau khi làm lễ, đồ lễ được đưa đến khu vực lò hóa để đốt, tuy nhiên do số lượng đồ lễ quá nhiều, lò đốt có dấu hiệu quá tải.

Việc người dân đốt ngựa giấy, vàng mã...tại hai ngôi đền linh thiêng này vẫn diễn ra phổ biến dù Ban quản lý đền liên tục phát loa kêu gọi người dân hạn chế đốt vàng mã.

Việc người dân đốt ngựa giấy, vàng mã...tại hai ngôi đền linh thiêng này vẫn diễn ra phổ biến dù Ban quản lý đền liên tục phát loa kêu gọi người dân hạn chế đốt vàng mã.

Tại đền Củi năm nay vẫn còn xuất hiện tình trạng có người ăn xin, những hình ảnh không đẹp đối với du khách thập phương khi hành hương đến đền.

Tại đền Củi năm nay vẫn còn xuất hiện tình trạng có người ăn xin, những hình ảnh không đẹp đối với du khách thập phương khi hành hương đến đền.

Tại các khu vực hành lễ dịch vụ khấn thuê cũng nở rộ.

Tại các khu vực hành lễ dịch vụ khấn thuê cũng nở rộ.

Theo quan niệm dân gian, quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp. Chính vì thế, ai cũng muốn đến xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười như đền Củi vào mỗi dịp đầu năm luôn đông nghẹt khách thập phương.

Theo quan niệm dân gian, quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp. Chính vì thế, ai cũng muốn đến xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười như đền Củi vào mỗi dịp đầu năm luôn đông nghẹt khách thập phương.

Theo câu chuyện dân gian để lại, trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của hiện thân ông Hoàng Mười và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mọi người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa hư không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Ngày nay, ngôi đền thờ ông là điểm đến để kính lễ và thưởng lãm phong cảnh của du khách.

Nguyễn Sơn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/chen-nhau-dang-le-o-den-cui-tho-quan-hoang-muoi-169230201090917617.htm