Chỉ bằng một đoạn văn này, người phụ nữ đã khiến chồng mình 'không dám' có tiểu tam

Không khóc lóc, cũng không tức giận, người phụ nữ này khiến cả thế giới thán phục chỉ bằng một đoạn văn 'cao tay' khiến người đàn ông của mình 'hồi tâm chuyển ý', không dám có người phụ nữ thứ 3 nữa.

Triệu Mạnh Phủ (Zhao Mengfu) là một nhà thư pháp và họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông là hậu duệ của hoàng tộc nhà Tống, được triều đình nhà Nguyên trọng dụng lại sau khi nhà Tống bị khuất phục. Tuy nhiên, ông cảm thấy rất đau khổ vì điều này và chỉ biết gửi gắm tâm tư trong hội họa và thư pháp.

Vợ của Triệu Mạnh Phủ là Quản phu nhân cũng được biết đến là một người phụ nữ tài hoa, trình độ thư họa và thi ca đều cao, hai vợ chồng sống với nhau vốn rất tình cảm. Nhưng cũng như nhiều nam nhân đương thời khác, trái tim ông thay đổi. Vợ chồng lâu năm rất dễ nảy sinh cảm giác xa cách như bạn bè. Khi đó, Triệu Mạnh Phủ cũng không kìm được ham muốn nạp thiếp như bao người, nhưng lại sợ vợ giận nên quyết định thăm dò trước. Cách thăm dò của ông cũng khá thú vị. Ông viết một bài ngắn và gửi đến cho Quản phu nhân đọc.

Đoạn văn ngắn với nội dung, hàm ý đại loại như sau: "Tôi là một học sĩ, và bà là vợ của tôi. Chẳng phải bà cũng đã nghe về việc Vương học sĩ có cả Đào Diệp và Đào Căn. Tô học sĩ cũng có cả Triều Vân và Mộ Vân. Vậy thì tôi lấy một người đàn bà nữa liệu có quá đáng không? Bà đã hơn 40 tuổi rồi, hãy chỉ lo việc thơ ca thư họa. Vương Hi Chi là nhà thư pháp nổi tiếng thời Tấn, có 2 ái thiếp là Đào Diệp và Đào Căn. Tô học sĩ ý chỉ Tô Thức – Tô Đông Pha, một đại thi hào, cũng có thê thiếp là Triều Vân và Mộ Vân. Triệu Mạnh Phủ cho rằng phu nhân ngày càng lớn tuổi, bản thân mình cũng là một vị học sĩ, nên muốn giống như các học sĩ tiền bối, cho rằng nạp thêm thiếp là chuyện không quá đáng".

Đoạn văn ngắn với nội dung, hàm ý đại loại như sau: "Tôi là một học sĩ, và bà là vợ của tôi. Chẳng phải bà cũng đã nghe về việc Vương học sĩ có cả Đào Diệp và Đào Căn. Tô học sĩ cũng có cả Triều Vân và Mộ Vân. Vậy thì tôi lấy một người đàn bà nữa liệu có quá đáng không? Bà đã hơn 40 tuổi rồi, hãy chỉ lo việc thơ ca thư họa. Vương Hi Chi là nhà thư pháp nổi tiếng thời Tấn, có 2 ái thiếp là Đào Diệp và Đào Căn. Tô học sĩ ý chỉ Tô Thức – Tô Đông Pha, một đại thi hào, cũng có thê thiếp là Triều Vân và Mộ Vân. Triệu Mạnh Phủ cho rằng phu nhân ngày càng lớn tuổi, bản thân mình cũng là một vị học sĩ, nên muốn giống như các học sĩ tiền bối, cho rằng nạp thêm thiếp là chuyện không quá đáng".

Sau khi nhìn thấy những lời này của Triệu Mạnh Phủ, Quản phu nhân không khóc lóc, cũng không tức giận, nhưng cũng không đồng ý. Bà suy nghĩ kỹ rồi đáp trả bằng một đoạn chất chứa chữ tình, nội dung đại khái là "Anh với em - hai chúng ta, tình cảm đượm nồng như lửa ấm, đem một miếng đất, nặn thành anh, nặn thành em, rồi lại bẻ vỡ, thêm chút nước nhào lên, rồi lại nặn một anh, nặn một em. Vậy là trong em có anh, trong anh có em. Nguyện với anh sống chung chăn, chết chung quách".

Sau khi nhìn thấy những lời này của Triệu Mạnh Phủ, Quản phu nhân không khóc lóc, cũng không tức giận, nhưng cũng không đồng ý. Bà suy nghĩ kỹ rồi đáp trả bằng một đoạn chất chứa chữ tình, nội dung đại khái là "Anh với em - hai chúng ta, tình cảm đượm nồng như lửa ấm, đem một miếng đất, nặn thành anh, nặn thành em, rồi lại bẻ vỡ, thêm chút nước nhào lên, rồi lại nặn một anh, nặn một em. Vậy là trong em có anh, trong anh có em. Nguyện với anh sống chung chăn, chết chung quách".

Đoạn văn ngắn của Quản phu nhân sử dụng hình tượng đất sét như một ẩn dụ cho tình cảm vợ chồng, thể hiện tình cảm của hai người sống chết có nhau, không thể dung thứ cho người thứ ba. Sau khi Triệu Mạnh Phủ nhìn thấy đoạn hồi đáp của vợ, ông đã rất xúc động khi nghĩ đến mối quan hệ tình cảm sâu sắc mà hai vợ chồng đã trải qua trong nhiều năm. Vì vậy, ông mỉm cười nói với bà “Vậy làm theo lệnh của Phu nhân”. Từ đó, Triệu Mạnh Phủ cũng không còn ý định nạp thiếp nữa.

Phạm Liên

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/svvn-yeu/chi-bang-mot-doan-van-nay-nguoi-phu-nu-da-khien-chong-minh-khong-dam-co-tieu-tam-1747305.tpo