Chỉ có gần 4 tỷ đồng trong túi, Đông Á lấy tiền đâu mua hơn 8 triệu cổ phần?

Tại thời điểm ngày 30/9, Tập đoàn khách sạn Đông Á chỉ sở hữu chưa tới 4 tỷ đồng tiền mặt nhưng công ty thông qua việc nhận chuyển nhượng 2,25 triệu cổ phần của Công ty CP Du lịch Dịch vụ Vân Phong với gần 178 tỷ đồng và sẽ mua 6 triệu cổ phần Công ty CP Green Island với giá 65 tỷ đồng.

Tiền đâu?

Công ty CP Tập đoàn Khách sạn Đông Á (mã chứng khoán: DAH) vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng 2,25 triệu cổ phần của Công ty CP Du lịch Dịch vụ Vân Phong với giá nhận chuyển nhượng 79.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị chuyển nhượng gần 178 tỷ đồng.

Công ty CP Du lịch Dịch vụ Vân Phong đang là chủ đầu tư của dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Vân Phong (thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2009.

Ngoài ra, Tập đoàn Khách sạn Đông Á cũng thông qua việc nhận chuyển nhượng 6 triệu cổ phần Công ty CP Green Island với giá 10.833 đồng/cổ phần, tương ứng giá trị nhận chuyển nhượng là 65 tỷ đồng.

Công ty CP Tập đoàn Khách sạn Đông Á muốn mua cổ phần của Công ty CP Du lịch Dịch vụ Vân Phong và Công ty CP Green Island.

Công ty CP Tập đoàn Khách sạn Đông Á muốn mua cổ phần của Công ty CP Du lịch Dịch vụ Vân Phong và Công ty CP Green Island.

Tại thời điểm ngày 30/9, Tập đoàn Khách sạn Đông Á đang đầu tư 80 tỷ đồng vào Công ty CP Green Island, tương ứng sở hữu 40% vốn điều lệ. Green Island có địa chỉ tại xóm Mới (xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) và hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

Như vậy, nếu nhận chuyển nhượng thành công, Tập đoàn Khách sạn Đông Á sẽ bỏ ra số tiền gần 243 tỷ đồng để mua cổ phần của hai đơn vị nói trên. Dòng tiền thực hiện là nguồn vốn kinh doanh hợp pháp của công ty.

Tại thời điểm ngày 30/9, Tập đoàn Khách sạn Đông Á chỉ sở hữu gần 4 tỷ đồng tiền mặt, thấp hơn nhiều so với số tiền dự kiến mua cổ phần hai công ty là gần 243 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng nợ vay của Tập đoàn Khách sạn Đông Á là hơn 179 tỷ đồng.

Nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua thêm 150.000 cổ phần Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán: DGC) để nâng sở hữu từ 5,98%, lên 6,02% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ thực hiện mua 150.000 cổ phần là Norges Bank. Trước đó vào ngày 7/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua thêm 400.000 cổ phiếu DGC.

Tương tự, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua thêm 270.000 cổ phiếu HDG của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô để nâng sở hữu lên 13,03% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ Norges Bank mua vào 220.000 cổ phiếu và quỹ KB Vietnam Focus Balanced Fund mua vào 50.000 cổ phiếu.

Vừa lên sàn đã bị phạt

Tuần qua, chỉ số VN-Index giảm 22,14 điểm xuống còn 1.102,30 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt hơn 77.512 tỷ đồng. Tương tự, chỉ số HNX-Index giảm 4,18 điểm xuống còn 227,02 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX đạt hơn 8.766 tỷ đồng, giảm 32% so với tuần trước.

Thống kê trên sàn HoSE, khối ngoại đã bán ròng 5 phiên liên tiếp với hơn 121 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng 3.369 tỷ đồng. Ngược lại, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3,33 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng hơn 154 tỷ đồng.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Becamex thông qua chủ trương phát hành trái phiếu riêng lẻ doanh nghiệp năm 2023 với tổng mệnh giá tối đa 1.300 tỷ đồng.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Becamex thông qua chủ trương phát hành trái phiếu riêng lẻ doanh nghiệp năm 2023 với tổng mệnh giá tối đa 1.300 tỷ đồng.

Trên thị trường Upcom, khối ngoại đã bán ròng 5 phiên với 25.110 đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt gần 35 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với tuần trước đó.

Như vậy, trong tuần giao dịch từ ngày 11-15/12, trên toàn thị trường, khối ngoại đã bán ròng gần 119 triệu đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng hơn 3.249 tỷ đồng.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex, mã chứng khoán: BCM) vừa thông qua chủ trương phát hành trái phiếu riêng lẻ doanh nghiệp năm nay với tổng mệnh giá tối đa 1.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Becamex chưa công bố chi tiết kế hoạch sử dụng nguồn vốn từ đợt phát hành trái phiếu, kế hoạch bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu phát hành. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng thông qua dùng tài sản thuộc sở hữu của công ty hoặc bên thứ ba làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu nhưng không nêu chi tiết tài sản nào.

Cục Hải quan Đà Nẵng vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ (mã chứng khoán: HTG). Lý do, Dệt may Hòa Thọ có hành vi vi phạm là lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ hoàn thuế đối với 3 tờ khai nhập khẩu các ngày 23/6/2021, 14/9/2021 và 12/11/2021. Với những vi phạm nêu trên, Cục Hải quan Đà Nẵng đã xử phạt 684.991 đồng, tính trên số tiền thuế khai thiếu.

Hôm 11/12, Cục Hải quan Cửa khẩu cảng Đà Nẵng cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Dệt may Hòa Thọ do đã có hành vi không khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định và có tình tiết tăng nặng là tái phạm. Với các vi phạm này, Cục Hải quan Cửa khẩu cảng Đà Nẵng đã có quyết định xử phạt Dệt may Hòa Thọ số tiền 825.000 đồng.

Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ liên tiếp nhận 3 quyết định xử phạt.

Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ liên tiếp nhận 3 quyết định xử phạt.

Dệt may Hòa Thọ do đã có hành vi khai sai các kỳ khai thuế tháng 2, tháng 3, tháng 5 và tháng 6, làm tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn nhưng chưa được hoàn thuế. Trong đó, tình tiết tăng nặng là tái phạm và vi phạm nhiều lần. Dựa trên các sai phạm trên, Cục thuế Đà Nẵng có quyết định buộc doanh nghiệp này phải nộp tổng số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp là 31,15 triệu đồng.

Cổ phiếu HTG của Dệt may Hòa Thọ vừa chào sàn HoSE vào ngày 9/11 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 31.900 đồng/cổ phiếu. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/12, cổ phiếu HTG có thị giá 34.800 đồng/cổ phiếu.

Duy Quang

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/chi-co-gan-4-ty-dong-trong-tui-dong-a-lay-tien-dau-mua-hon-8-trieu-co-phan-post1596500.tpo