Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/2
Thống nhất quan điểm chỉ đạo, điều hành là vừa thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid 19, vừa tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra, trong tuần qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các văn bản chỉ đạo kịp thời.
Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2020 trong đó nêu rõ: Chính phủ thống nhất quan điểm chỉ đạo, điều hành là vừa thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV, vừa tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
* Để thực hiện nghiêm việc cách ly người nghi nhiễm COVID-19 (nCoV), tránh việc tự ý rời khỏi nơi cách ly trái quy định về phòng, chống dịch, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường kiểm soát đối với đối tượng cách ly bảo đảm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương kiên quyết rút Giấy phép lao động của công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện cách ly mà không thực hiện cách ly hoặc tự ý rời khỏi nơi cách ly. Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh việc đưa tin lên án những trường hợp không chấp hành các giải pháp của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, nhất là tự ý rời khỏi nơi cách ly.
* Nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới, tại Công điện 224/CĐ-TTg,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương chủ trì, thống nhất vơícác Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Công Thương, Ủy ban nhân dân cáctỉnh có đường biên giới và cơ quan liên quan xây dựng quy trình kiểmdịch y tế, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của phươngtiện và người điều khiển phương tiện để áp dụng tại các cảng biển, cảnghàng không và cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sắt trên nguyên tắctạo thuận lợi, đẩy nhanh hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu,đồng thời bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý với đề nghị của Bộ CôngThương về việc tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoáqua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam - tỉnh Lạng Sơn và lối mở Km3+4phường Hải Yên, Thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh theo quy định củapháp luật, trên nguyên tắc bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt vềphòng chống dịch bệnh đối với người điều khiển và phương tiện vận chuyểnhàng hóa xuất nhập khẩu.
* Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyên chở hàng hoábằng đường hàng không, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao các Bộ:Giao thông vận tải, Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trươngcó biện pháp giải quyết ngay các kiến nghị của Công ty FexEd, bảo đảmcông tác phòng chống dịch không làm gián đoạn, ảnh hưởng tới hoạt độngchuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không.
Trước đó, Công ty FedEx Express đề nghị cho đội bay (công dân của HoaKỳ, không lưu trú tại Trung Quốc đại lục) được tiếp cận khu vực nghỉngơi trong hoặc ngoài sân bay khi tàu dừng đỗ tại các sân bay của ViệtNam.
Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 235/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1527/QĐ-TTg ngày 1/8/2016 về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
DN nhập khẩu ô tô có bản đồ vi phạm chủ quyền: Tạm dừng giấy phép kinh doanh
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bão dưỡng ô tô.
Trong đó, Nghị định bổ sung quy định tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu và tạm nhập ô tô có phần mềm thiết bị định vị chứa bản đồ vi phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ phạt đến 100 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Theo Nghị định, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Trong đó, mức phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Chính phủ ban hành Nghị định 19/2020/NĐ-CP kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định này quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Mục đích kiểm tra nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.
Bên cạnh đó, phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thủ tướng thúc tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết
Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ đẩy nhanh việc soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và các luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tiến độ xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết, chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để chậm tiến độ.
* Trong tuần, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng Tổ công tác.
* Để triển khai các nhiệm vụ liên quan đến việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật (rà soát văn bản) theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ bảo đảm tiến độ, chất lượng, tính toàn diện và hệ thống, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo đông người
Tại Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội, Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an thành phố Hà Nội và Công an thành phố Hồ Chí Minh tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn Trụ sở Tiếp công dân và cán bộ, công chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân; phối hợp Công an các địa phương xử lý nghiêm những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an ninh, xúc phạm, chống người thi hành công vụ.
Bộ Công an phối hợp với Thanh tra Chính phủ, các cơ quan chức năng của Trung ương và các địa phương xử lý tình trạng khiếu kiện đông người tại các cơ quan Trung ương, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối Trụ sở các cơ quan Trung ương và các sự kiện chính trị quan trọng.
UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tập trung kiểm tra, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; tăng cường đối thoại tại nơi xảy ra vụ việc. Khi có công dân tập trung khiếu kiện đông người, kéo dài ở các cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và các cơ quan chức năng của Trung ương trao đổi thông tin, tình hình giải quyết vụ việc, tổ chức tiếp công dân, vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương giải quyết, không để công dân lưu trú dài ngày ở Hà Nội gây phức tạp về an ninh, trật tự, nhất là trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng.