Chỉ thị 40-CT/TW: Tô đậm tính nhân văn đồng vốn nghĩa tình (Bài 3)

Đến cuối tháng 11 năm 2024, Bình Thuận đã có hơn 22 năm thực hiện tín dụng chính sách chung, trong đó có chính sách tín dụng dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), và 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội. Tín dụng chính sách đã trở thành cứu cánh cho hàng chục ngàn gia đình hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS ở Bình Thuận góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội.

Bài 3: Nỗ lực nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách

Kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014, của Ban Bí thư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp các địa phương đã chú trọng, quan tâm cân đối, bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách

Có thể nói, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Từ 12 chương trình tín dụng năm 2014, hiện nay Bình Thuận đã triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách xã hội (CSXH). Trong giai đoạn 2014-2024, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho 304.227 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng doanh số cho vay đạt 9.190 tỷ đồng. Đến cuối tháng 11/2024, tổng nguồn vốn đạt 5.384 tỷ đồng, tăng 217,2% và tổng dư nợ đạt hơn 5.228,5 tỷ đồng, tăng 211,8% so với năm 2014. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo huy động nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng CSXH, tập trung vào nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm và giảm nghèo bền vững. Các chương trình tín dụng được tích hợp vào ngân sách nhà nước và các dự án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam, ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy khen cho tập thể, cá nhân xuất sắc có nhiều thành tích đóng góp trong thực hiện Chỉ thị 40

Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam, ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy khen cho tập thể, cá nhân xuất sắc có nhiều thành tích đóng góp trong thực hiện Chỉ thị 40

Tại Hội nghị tổng kết Chỉ thị 40 trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chia sẻ: Hoạt động tín dụng chính sách của Bình Thuận luôn nhận được sự quan tâm của NHCSXH Việt Nam, nhờ đó nguồn vốn tín dụng hàng năm tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này đã giúp tỉnh triển khai và lồng ghép vốn tín dụng chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội. Dù ngân sách còn khó khăn, tỉnh đã ưu tiên bố trí nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH 199,64 tỷ đồng trong 10 năm qua, nâng tổng vốn ủy thác lên hơn 648,2 tỷ đồng, tăng 16,9 lần so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW. Trong năm 2024, tỉnh tiếp tục bổ sung 3 đợt với 275,7 tỷ đồng để cho vay theo Nghị quyết 111/2024/QH15 và Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg.

Đồng thời, NHCSXH tỉnh đã triển khai phong trào “Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo,” huy động hơn 165 tỷ đồng từ 5.000 khách hàng giai đoạn 2022-2024, nâng tổng số dư tiền gửi lên gần 631 tỷ đồng, chiếm 12,92% tổng nguồn vốn và tăng 4,56 lần so với năm 2014. Việc huy động nguồn lực cho tín dụng CSXH cho thấy sự quan tâm của chính quyền địa phương mà còn mở ra cơ hội mới cho hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo bền vững thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Huy động gửi tiết kiệm tại NHCSXH chi nhánh tỉnh

Huy động gửi tiết kiệm tại NHCSXH chi nhánh tỉnh

Nâng chất lượng tín dụng chính sách

Ngay sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội thì công tác này càng được chú trọng hơn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy và chính quyền địa phương thông qua Chương trình hành động 33-NQ/TU và Kế hoạch 41-KH/TU, đồng thời UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch cụ thể. Các cấp ủy, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội (CTXH) từ tỉnh đến cơ sở đều nhận thức sâu sắc vai trò của tín dụng chính sách trong việc giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các cơ quan chức năng trong việc quản lý và triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách đã đạt hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Hoạt động tín dụng CSXH luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh nâng cao chất lương tín dụng CSXH. Tính đến đầu tháng 11/2024, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ còn 18.927 triệu đồng, chiếm 0,36% tổng dư nợ, thấp hơn mức bình quân cả nước. Chính quyền địa phương đã thực hiên công khai, minh bạch trong việc xét duyệt đối lượng vay vốn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cân nguồn với từ đó thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Các chương trình phát triển lồng ghép hiệu quả với hoạt động tín dụng chính sách và các tổ chức CT-XH đã hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và hướng dẫn sản suất cho các hộ vay vốn. Nhờ đó, người dân sử dụng vốn vay hiệu quả, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Với phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức CT-XH theo tinh thần “phục vụ tại nhà, thu nợ tại xã” toàn tỉnh có 478 hội cấp xã nhận ủy thác. Hiện 4 tổ chức CT-XH quản lý 2374 Tổ Tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 5.228.539 triệu đồng 118.267 số hộ, chiếm 99,86 % tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh, tăng 211,8% so với năm 2014.

Kiểm tra giám sát sử dụng nguồn vốn

Kiểm tra giám sát sử dụng nguồn vốn

Bà Võ Thị Minh Thảo – Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Qua công tác kiểm tra, giám sát, NHCSXH nhận thấy người dân rất phấn khởi và tin tưởng vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước khi ngày càng nhiều các chính sách tín dụng khi ban hành phù hợp thực tế. Ý thức vay vốn, sử dụng đúng mục đích và hoàn trả nợ của người dân được nâng cao, góp phần giúp tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn hàng năm đạt trên 90%. Trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh sẽ tăng cường tham mưu cho các cấp ủy đảng trong việc chỉ đạo hoạt động tín dụng CSXH. Tập trung huy động nguồn lực, bố trí vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH theo chiến lược phát triển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động tại các điểm giao dịch xã, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Phát huy các quả đạt được, Bình Thuận tiếp thực hiện hiệu quả chỉ đạo kết luận Triển khai thực hiện kết luận của Thủ Tướng Chính Phủ tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới… Bên cạnh tiếp tục công các tuyên truyền, thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn, tỉnh tiếp tục quan tâm vốn tập trung ưu tiên cho vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, địa phương còn tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao.

Theo chi nhánh NHCSXH tỉnh, đến nay 100% thôn, khu phố toàn tỉnh đã tiếp cận vốn tín dụng chính sách, nguồn vốn tín dụng chính sách 10 năm qua đã giúp gần 31.000 hộ nghèo thoát nghèo, tạo việc làm cho hơn 39.000 lao động, hỗ trợ gần 20.400 học sinh, sinh viên khó khăn, xây mới và cải tạo 275.000 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, cùng 756 ngôi nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đặc biệt, theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH tỉnh đã giải ngân hơn 5,4 tỷ đồng cho 60 người chấp hành xong án phạt tù, giúp họ sớm ổn định cuộc sống.

Thanh Duyên

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/chi-thi-40-cttw-to-dam-tinh-nhan-van-dong-von-nghia-tinh-bai-3-158927.html