Chi tiết độc lạ trên những chiếc MiG-21 đầu tiên Việt Nam tiếp nhận

MiG-21 là dòng máy bay được đưa vào biên chế không quân Xô Viết từ năm 1959 và là loại máy bay được sản xuất nhiều nhất lịch sử hàng không Liên Xô. Đây cũng là vũ khí đóng góp to lớn cho những chiến thắng của không quân Việt Nam trước không lực Hoa Kỳ hùng mạnh.

 Mikoyan-Gurevich MiG-21 là loại chiến đấu cơ phản lực một động cơ chính thức được đưa vào hoạt động trong không quân Xô Viết từ năm 1959, với hơn 10.000 chiếc đã được chế tạo bởi nhiều quốc gia và sử dụng bởi hơn 50 không quân trên toàn thế giới, đây có thể coi là mẫu máy bay thành công nhất trong lịch sử hàng không Liên Xô. Ảnh: MiG-21 BIS của không quân Ba Lan.

Mikoyan-Gurevich MiG-21 là loại chiến đấu cơ phản lực một động cơ chính thức được đưa vào hoạt động trong không quân Xô Viết từ năm 1959, với hơn 10.000 chiếc đã được chế tạo bởi nhiều quốc gia và sử dụng bởi hơn 50 không quân trên toàn thế giới, đây có thể coi là mẫu máy bay thành công nhất trong lịch sử hàng không Liên Xô. Ảnh: MiG-21 BIS của không quân Ba Lan.

Máy bay được phát triển cho nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn, với trọng lượng nhẹ và tốc độ cao (lên đến march 2) và độ cơ động tuyệt vời. Tốc độ leo cao của máy bay cũng rất đáng nể khi có thể đạt trần bay hơn 12km chỉ sau 5 phút cất cánh. Ảnh: Máy bay MiG-21 BIS của Không quân Việt Nam hồi còn trong biên chế.

Máy bay được phát triển cho nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn, với trọng lượng nhẹ và tốc độ cao (lên đến march 2) và độ cơ động tuyệt vời. Tốc độ leo cao của máy bay cũng rất đáng nể khi có thể đạt trần bay hơn 12km chỉ sau 5 phút cất cánh. Ảnh: Máy bay MiG-21 BIS của Không quân Việt Nam hồi còn trong biên chế.

Cuối năm 1965, Liên Xô lần đầu tiên viện trợ cho Việt Nam những chiếc tiêm kích MiG-21 hiện đại. Phiên bản đầu tiên được viện trợ là MiG-21PF. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21PF do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam. Ảnh: MiG-21F13 mang phù hiệu Không quân nhân dân Việt Nam.

Cuối năm 1965, Liên Xô lần đầu tiên viện trợ cho Việt Nam những chiếc tiêm kích MiG-21 hiện đại. Phiên bản đầu tiên được viện trợ là MiG-21PF. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21PF do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam. Ảnh: MiG-21F13 mang phù hiệu Không quân nhân dân Việt Nam.

Có một điểm đặc biệt mà những phiên bản MiG-21 đầu tiên được Liên Xô viện trợ cho ta như MiG-21F13 hay MiG-21PF là các máy bay này đều sử dụng thiết kế kính buồng lái mở về phía trước thay vì kéo ra sau như các thiết kế MiG đời trước hoặc mở sang bên như các máy bay MiG-21 đời sau này. Ảnh: MiG-21PF của không quân Việt Nam.

Có một điểm đặc biệt mà những phiên bản MiG-21 đầu tiên được Liên Xô viện trợ cho ta như MiG-21F13 hay MiG-21PF là các máy bay này đều sử dụng thiết kế kính buồng lái mở về phía trước thay vì kéo ra sau như các thiết kế MiG đời trước hoặc mở sang bên như các máy bay MiG-21 đời sau này. Ảnh: MiG-21PF của không quân Việt Nam.

Ảnh: Bác Hồ về thăm và chúc tết cán bộ chiến sĩ trung đoàn không quân tiêm kích 921 (đoàn Sao Đỏ) năm 1966, phía sau là một chiếc MiG-21PF. Có một điều đặc biệt là dù cho MiG-21PF là phiên bản cải tiến hiện đại hơn MiG-21F13 tuy nhiên đây mới là những chiếc MiG-21 đầu tiên Việt Nam tiếp nhận chứ không phải MiG-21F13 như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Ảnh: Bác Hồ về thăm và chúc tết cán bộ chiến sĩ trung đoàn không quân tiêm kích 921 (đoàn Sao Đỏ) năm 1966, phía sau là một chiếc MiG-21PF. Có một điều đặc biệt là dù cho MiG-21PF là phiên bản cải tiến hiện đại hơn MiG-21F13 tuy nhiên đây mới là những chiếc MiG-21 đầu tiên Việt Nam tiếp nhận chứ không phải MiG-21F13 như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Phiên bản MiG-21 PF được NATO định danh là Fishbed-D, có sải cánh hơn 7.1m, chiều dài 15.8m, trang bị một động cơ phản lực đốt trong R11F2-300 cho phép nó đạt vận tốc tối đa 2.177km/h. Ảnh: Một chiếc MiG-21PF của không quân Liên Xô.

Phiên bản MiG-21 PF được NATO định danh là Fishbed-D, có sải cánh hơn 7.1m, chiều dài 15.8m, trang bị một động cơ phản lực đốt trong R11F2-300 cho phép nó đạt vận tốc tối đa 2.177km/h. Ảnh: Một chiếc MiG-21PF của không quân Liên Xô.

Nó có thể bay tối đa 1400km và 1770km nếu trang bị thêm thùng dầu phụ. Ảnh: Một chiếc MiG-21 PF của không quân Nam Tư.

Nó có thể bay tối đa 1400km và 1770km nếu trang bị thêm thùng dầu phụ. Ảnh: Một chiếc MiG-21 PF của không quân Nam Tư.

Nó có thể mang 1.5 tấn vũ khí qua 2 mấu treo ở 2 bên cánh. Với thiết kế kính lái mở về phía trước, nó sẽ được sử dụng làm một tấm khiên tạm thời bảo vệ phi công khi giải phóng ghế dù ở tốc độ cao. Ảnh: Một chiếc MiG-21PF của không quân Liên Xô.

Nó có thể mang 1.5 tấn vũ khí qua 2 mấu treo ở 2 bên cánh. Với thiết kế kính lái mở về phía trước, nó sẽ được sử dụng làm một tấm khiên tạm thời bảo vệ phi công khi giải phóng ghế dù ở tốc độ cao. Ảnh: Một chiếc MiG-21PF của không quân Liên Xô.

Với phiên bản MiG-21F13, nó được NATO định danh là Fishbed-C, là mẫu MiG-21 phiên bản đầu tiên được đưa vào biên chế không quân Liên Xô. Ảnh: Một chiếc MiG-21F13 với phù hiệu không quân nhân dân Việt Nam.

Với phiên bản MiG-21F13, nó được NATO định danh là Fishbed-C, là mẫu MiG-21 phiên bản đầu tiên được đưa vào biên chế không quân Liên Xô. Ảnh: Một chiếc MiG-21F13 với phù hiệu không quân nhân dân Việt Nam.

Cận cảnh quy trình phóng ghế dù trên máy bay MiG-21F13, tương tự như trên phiên bản MiG-21PF.

Cận cảnh quy trình phóng ghế dù trên máy bay MiG-21F13, tương tự như trên phiên bản MiG-21PF.

Tuy nhiên, trong trận không chiến ngày 14/7/1966, ta đã mất phi công Tạ Vĩnh Thành do khi rời máy bay nhưng nắp buồng lái không bật ra như dự kiến và không mở. Ảnh: Cận cảnh kính buồng lái MiG-21 phiên bản mở ra phía trước.

Tuy nhiên, trong trận không chiến ngày 14/7/1966, ta đã mất phi công Tạ Vĩnh Thành do khi rời máy bay nhưng nắp buồng lái không bật ra như dự kiến và không mở. Ảnh: Cận cảnh kính buồng lái MiG-21 phiên bản mở ra phía trước.

Với những hạn chế của kiểu kính lái mở về phía trước, ở các phiên bản nâng cấp sau này của MiG-21, người Liên Xô đã chuyển sang dùng thiết kế cửa buồng lái mở sang bên đáng tin cậy hơn. Dù cho những chiếc ”én bạc” MiG-21 đã ngừng bay trên bầu trời Việt Nam từ lâu, nhưng những vương vấn về một mẫu máy bay huyền thoại vẫn luôn tồn đọng lại trong tâm hồn những người yêu quân sự nước nhà. Ảnh: Một chiếc MiG-21 của không quân Việt Nam.

Với những hạn chế của kiểu kính lái mở về phía trước, ở các phiên bản nâng cấp sau này của MiG-21, người Liên Xô đã chuyển sang dùng thiết kế cửa buồng lái mở sang bên đáng tin cậy hơn. Dù cho những chiếc ”én bạc” MiG-21 đã ngừng bay trên bầu trời Việt Nam từ lâu, nhưng những vương vấn về một mẫu máy bay huyền thoại vẫn luôn tồn đọng lại trong tâm hồn những người yêu quân sự nước nhà. Ảnh: Một chiếc MiG-21 của không quân Việt Nam.

Video Những kỷ lục quân sự của MiG-21 chỉ Việt Nam mới có thể làm được - Nguồn: QPVN.

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chi-tiet-doc-la-tren-nhung-chiec-mig-21-dau-tien-viet-nam-tiep-nhan-1384729.html