Chi tiết giật mình vụ ám sát Hitler của Đại tá quân đội Đức

Ngày 20/7/1944, Đại tá quân đội Đức Claus Schenk Graf von Stauffenberg bí mật mang một vali chứa đầy thuốc nổ khi tham gia cuộc họp tại Hang Sói. Mục tiêu của ông là ám sát Hitler.

Trùm phát xít Hitler trở thành mục tiêu vụ ám sát do Đại tá quân đội Đức Claus Schenk Graf von Stauffenberg (trong ảnh) lên kế hoạch và thực hiện vào tháng 7/1944.

Trùm phát xít Hitler trở thành mục tiêu vụ ám sát do Đại tá quân đội Đức Claus Schenk Graf von Stauffenberg (trong ảnh) lên kế hoạch và thực hiện vào tháng 7/1944.

Vốn là một quý tộc Đức, Đại tá Stauffenberg phục vụ trong quân đội Đức quốc xã trong Thế chiến 2. Ông bị mất một mắt và cụt một tay sau khi tham gia chiến tranh ở Bắc Phi.

Vốn là một quý tộc Đức, Đại tá Stauffenberg phục vụ trong quân đội Đức quốc xã trong Thế chiến 2. Ông bị mất một mắt và cụt một tay sau khi tham gia chiến tranh ở Bắc Phi.

Mặc dù giữ chức Tham mưu trưởng Lực lượng Dự bị trong quân đội của Đức quốc xã nhưng Đại tá Stauffenberg lại mang tư tưởng chống Hitler. Ông căm hận nhà độc tài Đức quốc xã đã khiến nước Đức và nhiều nước trên thế giới hứng chịu những thương vong thảm khốc. Do đó, Đại tá Stauffenberg muốn ám sát Hitler để chấm dứt những ngày tháng "địa ngục".

Mặc dù giữ chức Tham mưu trưởng Lực lượng Dự bị trong quân đội của Đức quốc xã nhưng Đại tá Stauffenberg lại mang tư tưởng chống Hitler. Ông căm hận nhà độc tài Đức quốc xã đã khiến nước Đức và nhiều nước trên thế giới hứng chịu những thương vong thảm khốc. Do đó, Đại tá Stauffenberg muốn ám sát Hitler để chấm dứt những ngày tháng "địa ngục".

Đại tá Stauffenberg đã cùng một số người có chung tư tưởng trong đó có tướng Friedrich Olbricht và thiếu tướng Henning von Tresckow lên kế hoạch ám sát Hitler. Theo kế hoạch, họ dự định giết trùm phát xít bằng một quả bom ngụy trang rồi lợi dụng lực lượng quân dự bị để lật đổ các lãnh đạo cấp cao của Đức quốc xã.

Đại tá Stauffenberg đã cùng một số người có chung tư tưởng trong đó có tướng Friedrich Olbricht và thiếu tướng Henning von Tresckow lên kế hoạch ám sát Hitler. Theo kế hoạch, họ dự định giết trùm phát xít bằng một quả bom ngụy trang rồi lợi dụng lực lượng quân dự bị để lật đổ các lãnh đạo cấp cao của Đức quốc xã.

Nếu nhóm của Đại tá Stauffenberg thực hiện cuộc ám sát thành công cũng như giành được chính quyền trong cuộc đảo chính thì họ sẽ lập tức thương lượng và ký kết một hiệp ước hòa bình với phe Đồng minh nhằm sớm chấm dứt Chiến tranh thế giới 2.

Nếu nhóm của Đại tá Stauffenberg thực hiện cuộc ám sát thành công cũng như giành được chính quyền trong cuộc đảo chính thì họ sẽ lập tức thương lượng và ký kết một hiệp ước hòa bình với phe Đồng minh nhằm sớm chấm dứt Chiến tranh thế giới 2.

Vào ngày 20/7/1944, Đại tá Stauffenberg được triệu tập tới họp tại "Hang sói", một trung tâm chỉ huy của quân đội Đức quốc xã nằm ở lãnh thổ Ba Lan ngày nay. Tham gia cuộc họp có nhiều quan chức cấp cao trong quân đội phát xít Đức, đặc biệt là Hitler.

Vào ngày 20/7/1944, Đại tá Stauffenberg được triệu tập tới họp tại "Hang sói", một trung tâm chỉ huy của quân đội Đức quốc xã nằm ở lãnh thổ Ba Lan ngày nay. Tham gia cuộc họp có nhiều quan chức cấp cao trong quân đội phát xít Đức, đặc biệt là Hitler.

Nắm được thông tin quan trọng này, Đại tá Stauffenberg quyết định thực hiện kế hoạch ám sát Hitler vào ngày hôm đó. Vậy nên, khi tới "Hang sói", ông mang theo vali chứa đầy chất nổ dẻo rồi đặt nó ngay gần chỗ ngồi của trùm phát xít Hitler trong phòng họp. Kế đến, ông giả vờ nghe điện thoại để rời khỏi căn phòng và quan sát vụ nổ từ xa.

Nắm được thông tin quan trọng này, Đại tá Stauffenberg quyết định thực hiện kế hoạch ám sát Hitler vào ngày hôm đó. Vậy nên, khi tới "Hang sói", ông mang theo vali chứa đầy chất nổ dẻo rồi đặt nó ngay gần chỗ ngồi của trùm phát xít Hitler trong phòng họp. Kế đến, ông giả vờ nghe điện thoại để rời khỏi căn phòng và quan sát vụ nổ từ xa.

Chỉ ít phút sau khi Đại tá Stauffenberg rời khỏi phòng, vụ nổ xảy ra trong phòng họp khiến 4 người chết và nhiều người bị thương. Thế nhưng, Hitler không có tên trong danh sách những người thiệt mạng trong vụ nổ.

Chỉ ít phút sau khi Đại tá Stauffenberg rời khỏi phòng, vụ nổ xảy ra trong phòng họp khiến 4 người chết và nhiều người bị thương. Thế nhưng, Hitler không có tên trong danh sách những người thiệt mạng trong vụ nổ.

Hitler thoát chết trong gang tấc nhờ một sĩ quan Đức quốc xã vô tình dịch chuyển vali ra sau chân bàn vài giây trước khi vụ nổ diễn ra. Vụ ám sát này khiến Hitler vô cùng tức giận và hạ lệnh ngay lập tức mở cuộc điều tra nhằm truy bắt kẻ chủ mưu và đồng phạm.

Hitler thoát chết trong gang tấc nhờ một sĩ quan Đức quốc xã vô tình dịch chuyển vali ra sau chân bàn vài giây trước khi vụ nổ diễn ra. Vụ ám sát này khiến Hitler vô cùng tức giận và hạ lệnh ngay lập tức mở cuộc điều tra nhằm truy bắt kẻ chủ mưu và đồng phạm.

Kết quả là đại tá Stauffenberg và hàng trăm người khác bị bắt giữ và xử tử. Thậm chí, người nhà của họ cũng bị bắt và đưa vào các trại tập trung khét tiếng của phát xít Đức.

Kết quả là đại tá Stauffenberg và hàng trăm người khác bị bắt giữ và xử tử. Thậm chí, người nhà của họ cũng bị bắt và đưa vào các trại tập trung khét tiếng của phát xít Đức.

Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chi-tiet-giat-minh-vu-am-sat-hitler-cua-dai-ta-quan-doi-duc-1953120.html