Chìa khóa then chốt giúp Hải quan đi đầu về hiện đại hóa

Việc tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý đã giúp ngành hải quan đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Đến nay, toàn bộ thủ tục hải quan đều đã được xử lý bằng điện tử giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Đây cũng chìa khóa then chốt giúp hải quan luôn đi đầu về cải cách thủ tục và hiện đại hóa.

Đến nay ngành hải quan đã hoàn thành thực hiện 100% thủ tục hoàn toàn bằng phương thức điện tử

Đến nay ngành hải quan đã hoàn thành thực hiện 100% thủ tục hoàn toàn bằng phương thức điện tử

100% thủ tục hải quan thực hiện bằng điện tử

Thời gian qua, trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của Chính phủ, việc ứng dụng CNTT của ngành Hải quan đã có bước tiến nhảy vọt. Theo đó, hiện nay Tổng cục Hải quan đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan. Ngành cũng đã xây dựng được hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý, hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của ngành.

Ông Ngô Như An, Phó Cục trưởng CNTT và Thống kê Hải quan cho biết, đến nay ngành hải quan đã hoàn thành thực hiện 100% thủ tục hoàn toàn bằng phương thức điện tử (E-Declaration), áp dụng tại tất cả các Cục và Chi cục hải quan với 99,6% DN tham gia. Điều này giúp việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao. Thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan được phân luồng xanh hiện chỉ còn từ 1 - 3 giây.

Hơn chục năm nay ngành hải quan đã kết nối với các hệ thống CNTT của các Ngân hàng thương mại và Kho bạc nhà nước để thực hiện thanh toán điện tử (E-payment). Từ năm 2017, ngành tiếp tục triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7.

Đến nay ngành hải quan đã hoàn thành thực hiện 100% thủ tục hoàn toàn bằng phương thức điện tử (E-Declaration), áp dụng tại tất cả các Cục và Chi cục hải quan với 99,6% DN tham gia. Điều này giúp việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao. Thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan được phân luồng xanh hiện chỉ còn từ 1 - 3 giây.

"Giờ đây DN có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, kết nối internet; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan. Số thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt 98,4% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan”, ông An nói.

Việc tập trung triển khai các ứng dụng CNTT một cách toàn diện vào tất cả các mặt công tác nghiệp vụ của ngành đã mang lại hiệu quả tích cực trong các công tác như: Giám sát quản lý về hải quan; Thu thuế xuất nhập khẩu; Quản lý giá tính thuế; Quản lý rủi ro; Kiểm tra sau thông quan và điều tra, chống buôn lậu, xử lý vi phạm. Đặc biệt, là trong hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa như sử dụng máy soi container, giám sát trực tuyến, sử dụng seal định vị...

"Đây cũng là động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu cải cách hiện đại hóa hải quan và tạo thuận lợi thương mại”, Phó Cục trưởng CNTT và Thống kê Hải quan chia sẻ.

Tiến tới Hải quan số, Hải quan thông minh

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Tổng cục Hải quan xác định đẩy mạnh ứng dụng CNTT và thực hiện chuyển đổi số là động lực quan trọng để đưa Hải quan Việt Nam lên giai đoạn phát triển cao theo mô hình phát triển Hải quan số mà Tổ chức Hải quan Thế giới đưa ra; đồng thời tránh được nguy cơ tụt hậu so với Hải quan các nước trên thế giới.

Để hiện thực hóa mục tiêu, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, ngành Hải quan phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành Hải quan số với mục tiêu 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử; 95% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số; 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa, 100% các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia...

Công chức hải quan đang rà soát, tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ

Công chức hải quan đang rà soát, tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ

Mục tiêu của Kế hoạch đến năm 2030 sẽ hoàn thành hải quan thông minh với 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan. Cùng với đó, 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan.

Việc triển khai hệ thống CNTT thực hiện hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn về kinh tế, xã hội, đặc biệt là tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng DN và người dân, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN xuất nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục, thông quan hàng hóa”.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan

Các kết quả, hình ảnh, thông tin được truyền trực tiếp về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan và chia sẻ thông tin với các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu; 100% các DN hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế được theo dõi, cập nhật tự động trên hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan...

Theo Tổng cục Hải quan, từ nay đến năm 2025, Tổng cục sẽ tập trung nguồn lực toàn ngành để tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan thực hiện hải quan số, trong đó rà soát tổng thể các quy trình nghiệp vụ, xây dựng các quy trình để đảm bảo tính liên thông, liên tục đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Để đảm bảo việc thống nhất triển khai chuyển đổi số trong toàn ngành, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, đã chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tại đơn vị. Tổng cục Hải quan cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023.

Việc tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số giúp hải quan luôn đi đầu về hiện đại hóa

Việc tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số giúp hải quan luôn đi đầu về hiện đại hóa

Ngành Hải quan sẽ xây dựng hoàn thiện pháp luật về Hải quan hiện đại, đồng bộ, thống nhất, minh bạch phù hợp với các cam kết quốc tế. Đặc biệt, Tổng cục Hải quan sẽ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số về kỹ năng làm việc; sử dụng và quản trị hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các công nghệ số trong môi trường số…Hiện, Tổng cục Hải quan đã huy động gần 200 cán bộ, công chức là chuyên gia thuộc các lĩnh vực của ngành để thực hiện rà soát, tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ, xây dựng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và các thủ tục cần thiết khác.

Xuân Phong

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/chia-khoa-then-chot-giup-hai-quan-di-dau-ve-hien-dai-hoa-post1586982.tpo