Chiêm ngưỡng 7 kiến trúc cổng nổi tiếng ở Việt Nam

Những công trình này có nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc, thu hút sự chú ý của du khách.

Đoan Môn là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành, nằm ở hướng nam Điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Theo thông tin giới thiệu điểm đến, Đoan Môn xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long.

Đoan Môn là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành, nằm ở hướng nam Điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Theo thông tin giới thiệu điểm đến, Đoan Môn xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long.

Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, cổng ở Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh vào năm Khải Định thứ 2, 1917. Cổng có dạng vòm cuốn, gồm 2 tầng, 8 mái, trang trí rồng, đắp nổi nghê, phù điêu võ sĩ... Đền Hùng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2009. Ảnh: Nguyen.duy_95.

Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, cổng ở Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh vào năm Khải Định thứ 2, 1917. Cổng có dạng vòm cuốn, gồm 2 tầng, 8 mái, trang trí rồng, đắp nổi nghê, phù điêu võ sĩ... Đền Hùng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2009. Ảnh: Nguyen.duy_95.

Cổng Nam, hay cổng Tiền, là cổng chính ở di tích Thành nhà Hồ, nơi được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2011. Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, công trình là kinh đô của nhà Hồ, được Hồ Quý Ly cho xây năm 1397 với kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được thấy ở đây... Ảnh: Nghianc58.

Cổng Nam, hay cổng Tiền, là cổng chính ở di tích Thành nhà Hồ, nơi được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2011. Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, công trình là kinh đô của nhà Hồ, được Hồ Quý Ly cho xây năm 1397 với kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được thấy ở đây... Ảnh: Nghianc58.

Ngọ Môn là cổng chính phía nam, cũng là cổng lớn nhất của Hoàng thành Huế. Kiến trúc Ngọ Môn gồm 2 phần chính là đài - cổng kết hợp cùng Lầu Ngũ Phụng. Phần đài - cổng có bình diện hình chữ U vuông góc, trổ 5 lối đi, phía trên đặt Lầu Ngũ Phụng lợp ngói vàng, xanh, trang trí tinh xảo, dáng vẻ thanh thoát. Ảnh: Huy Khang.

Ngọ Môn là cổng chính phía nam, cũng là cổng lớn nhất của Hoàng thành Huế. Kiến trúc Ngọ Môn gồm 2 phần chính là đài - cổng kết hợp cùng Lầu Ngũ Phụng. Phần đài - cổng có bình diện hình chữ U vuông góc, trổ 5 lối đi, phía trên đặt Lầu Ngũ Phụng lợp ngói vàng, xanh, trang trí tinh xảo, dáng vẻ thanh thoát. Ảnh: Huy Khang.

Là di tích quốc gia nằm tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt thường được người dân quen gọi là Lăng Ông, hay Lăng Ông - Bà Chiểu, do nằm ở khu vực (chợ) Bà Chiểu. Cổng tam quan có ghi 3 chữ "Thượng Công Miếu" là một kiến trúc nổi bật ở đây, từng được xem là biểu tượng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Ảnh: Vietnamesegod.

Là di tích quốc gia nằm tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt thường được người dân quen gọi là Lăng Ông, hay Lăng Ông - Bà Chiểu, do nằm ở khu vực (chợ) Bà Chiểu. Cổng tam quan có ghi 3 chữ "Thượng Công Miếu" là một kiến trúc nổi bật ở đây, từng được xem là biểu tượng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Ảnh: Vietnamesegod.

Là di tích quốc gia, chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc. Trong đó, cổng chùa là công trình đáng chú ý, do những nghệ nhân xứ Huế xưa thực hiện, được xây theo kiểu hai lầu cao với nghệ thuật ghép các mảnh sành, sứ tinh xảo, sống động. Ảnh: Josesebastian.

Là di tích quốc gia, chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc. Trong đó, cổng chùa là công trình đáng chú ý, do những nghệ nhân xứ Huế xưa thực hiện, được xây theo kiểu hai lầu cao với nghệ thuật ghép các mảnh sành, sứ tinh xảo, sống động. Ảnh: Josesebastian.

Đến TP Rạch Giá (Kiên Giang), nhiều du khách dễ dàng nhận ra Cổng tam quan, một kiến trúc mang tính biểu tượng ở đây. Công trình mang nhiều nét truyền thống Việt Nam, nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, tuyến đường quan trọng của trung tâm thành phố. Ảnh: Phạm Ngôn.

Đến TP Rạch Giá (Kiên Giang), nhiều du khách dễ dàng nhận ra Cổng tam quan, một kiến trúc mang tính biểu tượng ở đây. Công trình mang nhiều nét truyền thống Việt Nam, nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, tuyến đường quan trọng của trung tâm thành phố. Ảnh: Phạm Ngôn.

Cảnh đẹp 3 miền Việt Nam Clip mới do Tổng cục Du lịch thực hiện đem đến những góc nhìn thân quen về văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam dọc 3 miền.

Theo Song Phúc/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/chiem-nguong-7-kien-truc-cong-noi-tieng-o-viet-nam-1502474.html