Nghiên của vua Khải Định, xuất xứ từ cung An Định ở Huế, đạt giá cao thứ hai trong phiên đấu với 286.000 euro (7,02 tỷ đồng).
Nhà đấu giá ghi rõ, nghiên mực được làm theo hình lá cây hoa súng bằng ngọc thạch trắng tinh khiết
Chiếc nghiên được đặt trên phần đế chạm khắc những bông hoa sen
Chiếc bát ngọc được cho của vua Tự Đức có đường kính 14,5 cm, cao 6,2 cm, với phần miệng bằng vàng, đã được đấu giá thành công với 845.000 euro (tương đương gần 21 tỷ đồng)
Bát làm bằng ngọc bích, phần thân khắc nổi hai con rồng đang bay lượn trên mây tìm ngọc thiêng
Dấu triện "Tự Đức niên tạo"
Phía ngoài của đáy bát có dấu chữ triện "Tự Đức niên tạo".
Cặp hộp ngọc bích hình động vật với đôi mắt khảm bằng đá cứng màu đen được bán ở mức 221.000 euro (5,4 tỷ đồng). Theo nhà đấu giá, cổ vật ở thế kỷ 18, 19.
Hộp ngọc bích này cao 9cm, rộng 11cm
Nhà đấu giá còn dành những lời khen ngợi cho bộ sưu tập cổ vật của hoàng hậu Nam Phương
Trên trang web, Gazette Drouot viết: "Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đồ vật bằng ngọc bích đã khơi dậy lòng thèm muốn, và các đồ vật bằng ngọc lam đã thu được thành công lớn".
Hai bát sứ hình tròn được trang trí bằng lớp men xanh lam với hình rồng năm móng, mây và họa tiết cổ điển.
Bên ngoài đáy bát có chữ "nhật" (mặt trời). Theo nhà đấu giá, những sản phẩm có ký tự "nhật" thường được dùng trong hoàng cung, thời vua Minh Mạng (1791-1841). Hai chiếc bát được bán giá 78.000 euro (1,9 tỷ đồng).
Ngoài cổ vật, phiên đấu giá còn có một số tác phẩm nghệ thuật. Bức "Cảnh chợ Đông Dương", chất liệu bột màu trên lụa, kích thước 78x99 cm được bán với giá 88.400 euro (2,17 tỷ đồng)
Tượng Phật đúc đồng, thế kỷ 18, 19, cao 39,5 cm
Hai tách trà men xanh lam được cho có từ thời vuaThiệu Trị được bán giá 104.000 euro (2,6 tỷ đồng). Trên nền trắng, hình ảnh hai con rồng năm móng đang tìm ngọc trên mây, họa tiết tổ ong được thể hiện tinh tế bằng men xanh lam
Sáu bát sứ hình tròn được trang trí hình rồng bằng men lam. Bên ngoài đáy bát có in chữ "Thiệu Trị niên tạo". Thiệu Trị (1807-1847) là vua thứ ba của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1841-1847. Cổ vật được một nhà sưu tập mua ở mức 91.000 euro (2,2 tỷ đồng).
Phiên đấu giá vừa diễn ra vào ngày 17/6 tại Paris, Pháp. Bộ sưu tập của hoàng hậu Nam Phương được đưa ra đấu giá lần này gồm 157 lot với nhiều cổ vật đến từ Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Ảnh: Cổ vật bằng ngọc của Trung Quốc
Một chiếc ly đẹp mặt của Pháp, nằm trong bộ sưu tập của hoàng hậu Nam Phương
Cổ vật bằng ngọc của Trung Quốc
Bức tranh phong cảnh thế kỷ 18 của Nhật Bản
Nam Phương hoàng hậu là hoàng hậu cuối cùng của của chế độ phong kiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 14-12-1914, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình giàu có vào bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX
Bà sinh được 5 con với cựu hoàng Bảo Đại. Năm 1947, bà cùng các con sang Pháp và sống ở đây đến cuối đời.
Hương Thủy