Chiêm ngưỡng công trình biểu tượng của chiến thắng Điện Biên Phủ

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc anh em ở tỉnh Điện Biên. Đây là điểm dừng chân mà du khách không thể bỏ qua tại Điện Biên, mảnh đất lịch sử anh hùng.

Tọa lạc tại di tích lịch sử đồi D1, TP Điện Biên Phủ, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ được coi là công trình kiến trúc nghệ thuật mang tính biểu tượng về chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.

Tọa lạc tại di tích lịch sử đồi D1, TP Điện Biên Phủ, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ được coi là công trình kiến trúc nghệ thuật mang tính biểu tượng về chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.

Được xây dựng trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-2004), đây là một trong những tượng đài có quy mô hoành tráng nhất Việt Nam. Con đường chính dẫn lên tượng đài được gọi là trục hành lễ, gồm 320 bậc thang.

Được xây dựng trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-2004), đây là một trong những tượng đài có quy mô hoành tráng nhất Việt Nam. Con đường chính dẫn lên tượng đài được gọi là trục hành lễ, gồm 320 bậc thang.

Điểm khởi đầu của con đường hành lễ là sân hành lễ. Đây là khu vực có bức phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao trung bình 7,5 mét, chiều ngang 58 mét, được ghép từ 217 tấm đá xanh Thanh Hóa, tổng trọng lượng gần 400 tấn.

Điểm khởi đầu của con đường hành lễ là sân hành lễ. Đây là khu vực có bức phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao trung bình 7,5 mét, chiều ngang 58 mét, được ghép từ 217 tấm đá xanh Thanh Hóa, tổng trọng lượng gần 400 tấn.

Bức phù điêu đại cảnh này miêu tả lại toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ từ thời điểm Bộ Chính trị chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông - Xuân 1953 – 1954...

Bức phù điêu đại cảnh này miêu tả lại toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ từ thời điểm Bộ Chính trị chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông - Xuân 1953 – 1954...

...Cho đến khi ta bắt sống De Castries và bộ tham mưu của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào chiều ngày 7/5/1954, lễ ăn mừng chiến thắng của quân, dân và đồng bào địa phương vào ngày 13/5/1954 tại Sở chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng.

...Cho đến khi ta bắt sống De Castries và bộ tham mưu của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào chiều ngày 7/5/1954, lễ ăn mừng chiến thắng của quân, dân và đồng bào địa phương vào ngày 13/5/1954 tại Sở chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng.

Từ sân hành lễ đi lên, trục hành lễ được chia làm ba chiếu nghỉ lớn, tương đương với ba đợt tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Từ sân hành lễ đi lên, trục hành lễ được chia làm ba chiếu nghỉ lớn, tương đương với ba đợt tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Hai bên trục hành lễ có 56 cột mốc được làm bằng đá xanh Thanh Hóa, tượng trưng cho 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội ta.

Hai bên trục hành lễ có 56 cột mốc được làm bằng đá xanh Thanh Hóa, tượng trưng cho 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội ta.

Trục hành lễ dẫn lên điểm cao nhất của đồi D1, là nơi đặt tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là bức tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam. Tượng có chiều cao 12,6 mét được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6 mét.

Trục hành lễ dẫn lên điểm cao nhất của đồi D1, là nơi đặt tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là bức tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam. Tượng có chiều cao 12,6 mét được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6 mét.

Tượng đài khắc họa hình ảnh ba người chiến sĩ chụm lưng vào nhau với tư thế hiên ngang, khỏe khoắn, một người cầm súng, một người cầm lá cờ quyết chiến quyết thắng, người còn lại nâng em bé gái người dân tộc Thái đang hân hoan trong không khí chiến thắng.

Tượng đài khắc họa hình ảnh ba người chiến sĩ chụm lưng vào nhau với tư thế hiên ngang, khỏe khoắn, một người cầm súng, một người cầm lá cờ quyết chiến quyết thắng, người còn lại nâng em bé gái người dân tộc Thái đang hân hoan trong không khí chiến thắng.

Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải, đã được chỉnh sửa so với nguyên mẫu để phù hợp với một không gian công cộng có quy mô lớn ngoài trời.

Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải, đã được chỉnh sửa so với nguyên mẫu để phù hợp với một không gian công cộng có quy mô lớn ngoài trời.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi D1 là một cứ điểm quan trọng trong dãy đồi phòng ngự phía Đông, có nhiệm vụ che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Đây là mục tiêu của quân ta trong đợt tấn công thứ hai bắt đầu vào chiều ngày 30/3/1954.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi D1 là một cứ điểm quan trọng trong dãy đồi phòng ngự phía Đông, có nhiệm vụ che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Đây là mục tiêu của quân ta trong đợt tấn công thứ hai bắt đầu vào chiều ngày 30/3/1954.

Sau 2 ngày chiến đấu, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm D1, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, góp phần làm nên chiến thắng chung của toàn chiến dịch.

Sau 2 ngày chiến đấu, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm D1, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, góp phần làm nên chiến thắng chung của toàn chiến dịch.

Có thể nói, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc anh em ở tỉnh Điện Biên. Đây là điểm dừng chân mà du khách không thể bỏ qua tại Điện Biên, mảnh đất lịch sử anh hùng. (Bài có sử dụng tư liệu của Đài PT & TH Tỉnh Điện Biên).

Có thể nói, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc anh em ở tỉnh Điện Biên. Đây là điểm dừng chân mà du khách không thể bỏ qua tại Điện Biên, mảnh đất lịch sử anh hùng. (Bài có sử dụng tư liệu của Đài PT & TH Tỉnh Điện Biên).

Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chiem-nguong-cong-trinh-bieu-tuong-cua-chien-thang-dien-bien-phu-1986352.html