Chiêm ngưỡng dàn vũ khí hùng hậu của Nga trong lễ duyệt binh mừng 76 năm Ngày Chiến thắng

Nga đã phô diễn năng lực quân sự hàng đầu thế giới với lực lượng hùng hậu và dàn khí tài quân sự 'khủng' trong lễ duyệt binh kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng 9/5.

Dẫn đầu đại diện cho hơn 190 đơn vị cơ giới của Quân đội Nga là lữ đoàn T-34. T-34 từng được xem là “xương sống” trong lực lượng thiết giáp của Liên Xô thời Thế chiến II. Ảnh: Sputnik.

Dẫn đầu đại diện cho hơn 190 đơn vị cơ giới của Quân đội Nga là lữ đoàn T-34. T-34 từng được xem là “xương sống” trong lực lượng thiết giáp của Liên Xô thời Thế chiến II. Ảnh: Sputnik.

Tiếp theo là những chiếc xe bọc thép Typhon - vận chuyển tên lửa và binh lính trên chiến trường, hỗ trợ phục vụ nhiệm vụ khai hỏa. Ảnh: Sputnik.

Tiếp theo là những chiếc xe bọc thép Typhon - vận chuyển tên lửa và binh lính trên chiến trường, hỗ trợ phục vụ nhiệm vụ khai hỏa. Ảnh: Sputnik.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M. Ảnh: Sputnik.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M. Ảnh: Sputnik.

T-90 được xếp vào top 5 loại xe tăng mạnh nhất thế giới. T-90 được chế tạo từ cuối những năm 1980, trên cơ sở kế thừa các ưu điểm của hai dòng tăng nổi tiếng T-72 và T-80. Được trang bị một pháo chính 2A46 125 mm, T-90 có thể tiêu diệt kẻ thù bằng nhiều loại đạn khác nhau. Ảnh: Sputnik

T-90 được xếp vào top 5 loại xe tăng mạnh nhất thế giới. T-90 được chế tạo từ cuối những năm 1980, trên cơ sở kế thừa các ưu điểm của hai dòng tăng nổi tiếng T-72 và T-80. Được trang bị một pháo chính 2A46 125 mm, T-90 có thể tiêu diệt kẻ thù bằng nhiều loại đạn khác nhau. Ảnh: Sputnik

Xe tăng T-14 Armata của Nga tại Quảng trường Đỏ. Siêu tăng này do công ty cơ khí Uralvagonzavod của Nga chế tạo, được trang bị pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ 125 mm, gồm các radar và hệ thống phòng thủ, có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa dẫn đường, súng chống tăng. Ảnh: Sputnik.

Xe tăng T-14 Armata của Nga tại Quảng trường Đỏ. Siêu tăng này do công ty cơ khí Uralvagonzavod của Nga chế tạo, được trang bị pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ 125 mm, gồm các radar và hệ thống phòng thủ, có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa dẫn đường, súng chống tăng. Ảnh: Sputnik.

Tên lửa chiến thuật Iskander-M dẫn đầu khối tên lửa và pháo binh. Iskander-M có khả năng tấn công chính xác mục tiêu trên đất liền và trên biển ở khoảng cách từ 50 đến 500km. Ảnh: Sputnik.

Tên lửa chiến thuật Iskander-M dẫn đầu khối tên lửa và pháo binh. Iskander-M có khả năng tấn công chính xác mục tiêu trên đất liền và trên biển ở khoảng cách từ 50 đến 500km. Ảnh: Sputnik.

Hệ thống pháo tự hành 2S19 Msta-S và Koalitsiya-SV. Ảnh: Sputnik.

Hệ thống pháo tự hành 2S19 Msta-S và Koalitsiya-SV. Ảnh: Sputnik.

Tiếp sau đó là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn Tor-M2 và tổ hợp Buk-M3. Ảnh: Sputnik.

Tiếp sau đó là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn Tor-M2 và tổ hợp Buk-M3. Ảnh: Sputnik.

Hệ thống phòng không S-400. S-400 là hệ thống phòng không di động tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Nga, có thể bắn hạ mọi thứ, từ máy bay, máy bay không người lái cho đến tên lửa hành trình và đạn đạo. Ảnh: Sputnik.

Hệ thống phòng không S-400. S-400 là hệ thống phòng không di động tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Nga, có thể bắn hạ mọi thứ, từ máy bay, máy bay không người lái cho đến tên lửa hành trình và đạn đạo. Ảnh: Sputnik.

Hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A, được phát triển để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt bộ binh địch, cũng như hỗ trợ cho lực lượng bộ binh và xe tăng. Ảnh: Sputnik.

Hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A, được phát triển để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt bộ binh địch, cũng như hỗ trợ cho lực lượng bộ binh và xe tăng. Ảnh: Sputnik.

Xe chiến đấu bộ binh không người lái Uran-9. Ảnh: Sputnik.

Xe chiến đấu bộ binh không người lái Uran-9. Ảnh: Sputnik.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 được phát triển dựa trên công nghệ của dòng ICBM di động RS-21M2 Topol-M. RS-24 có khả năng mang theo 4 đầu đạn hạt nhân tự dẫn với sức công phá mỗi đầu đạn tương đương 300 Kilotone (300.000 tấn TNT). Ảnh: RIA.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 được phát triển dựa trên công nghệ của dòng ICBM di động RS-21M2 Topol-M. RS-24 có khả năng mang theo 4 đầu đạn hạt nhân tự dẫn với sức công phá mỗi đầu đạn tương đương 300 Kilotone (300.000 tấn TNT). Ảnh: RIA.

Trực thăng tấn công Ka-52 Alligator là 1 trực thăng quân sự 2 chỗ ngồi. Nó có thể được trang bị vũ khí hiện đại và nhiều loại bao gồm súng 2A42-30mm và 460 viên đạn, rocket không điều khiển 80mm và các loại tên lửa không đối không tầm nhiệt. Ảnh: Sputnik

Trực thăng tấn công Ka-52 Alligator là 1 trực thăng quân sự 2 chỗ ngồi. Nó có thể được trang bị vũ khí hiện đại và nhiều loại bao gồm súng 2A42-30mm và 460 viên đạn, rocket không điều khiển 80mm và các loại tên lửa không đối không tầm nhiệt. Ảnh: Sputnik

Tiêm kích thế hệ năm Su-57. Ảnh: Sputnik

Tiêm kích thế hệ năm Su-57. Ảnh: Sputnik

Màn tiếp nhiên liệu trên không của máy bay máy bay tiếp dầu trên không IL-78 và ném bom hạng nặng Tupolev Tu-95. Ảnh: Sputnik.

Màn tiếp nhiên liệu trên không của máy bay máy bay tiếp dầu trên không IL-78 và ném bom hạng nặng Tupolev Tu-95. Ảnh: Sputnik.

Tiêm kích Su-30SM. Ảnh: Sputnik.

Tiêm kích Su-30SM. Ảnh: Sputnik.

Phi đội cường kích Su-25 thả khói tạo thành quốc kỳ Nga trên bầu trời Moscow, kết thúc lễ duyệt binh. Ảnh: RIA Novosti.

Phi đội cường kích Su-25 thả khói tạo thành quốc kỳ Nga trên bầu trời Moscow, kết thúc lễ duyệt binh. Ảnh: RIA Novosti.

Hồng Anh/VOV.VN (Tổng hợp)

Nguồn VOV: https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/chiem-nguong-dan-vu-khi-hung-hau-cua-nga-trong-le-duyet-binh-mung-76-nam-ngay-chien-thang-856380.vov