Chiêm ngưỡng ngôi tháp vàng lớn nhất của Lào, gần 500 tuổi tráng lệ giữa đất trời

Thạt Luổng là ngôi tháp vàng lớn nhất của đất nước Lào, được xây dựng chính thức từ năm 1566 ở Viêng Chăn, đến nay ngôi tháp này đã gần 500 tuổi. Với màu vàng đặc trưng, ngôi tháp này trở thành một điểm nhấn giữa đất trời, một địa điểm mà khách du lịch không thể bỏ qua khi đến với Viêng Chăn.

Thạt Luổng là ngôi tháp lớn nhất của đất nước Lào, nằm ở phía đông Thủ đô Viêng Chăn, cách trung tâm thành phố 3km.

Thạt Luổng là ngôi tháp lớn nhất của đất nước Lào, nằm ở phía đông Thủ đô Viêng Chăn, cách trung tâm thành phố 3km.

Thạt Luổng được xây dựng qua nhiều thời kì. Thạt Luổng đầu tiên được xây dựng từ thế kỉ VI đến thế kỉ X, thời kì tiểu quốc Say Phong ở Viêng Chăn. Đây là ngôi tháp có bình đồ hình vuông.

Thạt Luổng được xây dựng qua nhiều thời kì. Thạt Luổng đầu tiên được xây dựng từ thế kỉ VI đến thế kỉ X, thời kì tiểu quốc Say Phong ở Viêng Chăn. Đây là ngôi tháp có bình đồ hình vuông.

Năm 1566, sau khi dời đô từ Luông Phabang về Viêng Chăn, vua Xayxệthảthilát đã cho xây trùm lên Thạt Luổng cũ một ngôi tháp mới có hình dáng tương tự như ngôi tháp hiện nay để thờ Phật.

Năm 1566, sau khi dời đô từ Luông Phabang về Viêng Chăn, vua Xayxệthảthilát đã cho xây trùm lên Thạt Luổng cũ một ngôi tháp mới có hình dáng tương tự như ngôi tháp hiện nay để thờ Phật.

Bấy giờ, nhà vua đặt tên tháp là Phạ Chêđi Lôkạ Chulạmạni nhưng nhân dân Lào quen gọi là Thạt Luổng để chỉ sự to lớn của ngôi tháp.

Bấy giờ, nhà vua đặt tên tháp là Phạ Chêđi Lôkạ Chulạmạni nhưng nhân dân Lào quen gọi là Thạt Luổng để chỉ sự to lớn của ngôi tháp.

Năm 1641, một thương nhân người Hà Lan – Van Wusthof đến Viêng Chăn chiêm ngưỡng Thạt Luổng đã mô tả ngôi tháp được dát bằng những tấm vàng lá lấp lánh và ngọn tháp cũng được làm bằng vàng.

Năm 1641, một thương nhân người Hà Lan – Van Wusthof đến Viêng Chăn chiêm ngưỡng Thạt Luổng đã mô tả ngôi tháp được dát bằng những tấm vàng lá lấp lánh và ngọn tháp cũng được làm bằng vàng.

Chiến tranh Lào - Xiêm (từ năm 1828 – 1829), Thạt Luổng đã bị đập phá để tìm của báu khiến cho ngôi tháp bị hư hại nghiêm trọng.

Chiến tranh Lào - Xiêm (từ năm 1828 – 1829), Thạt Luổng đã bị đập phá để tìm của báu khiến cho ngôi tháp bị hư hại nghiêm trọng.

Năm 1900, đỉnh Thạt Luổng đã được người Pháp xây dựng lại. Năm 1930, dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư người Pháp – Phôn Bec Tô, toàn bộ ngôi tháp được trùng tu và ngọn tháp được xây dựng lại như ngày nay.

Năm 1900, đỉnh Thạt Luổng đã được người Pháp xây dựng lại. Năm 1930, dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư người Pháp – Phôn Bec Tô, toàn bộ ngôi tháp được trùng tu và ngọn tháp được xây dựng lại như ngày nay.

Hiện nay, Thạt Luổng có chiều cao 45m, tháp có bình đồ vuông, chia thành ba phần – chân, thân và đỉnh tháp

Hiện nay, Thạt Luổng có chiều cao 45m, tháp có bình đồ vuông, chia thành ba phần – chân, thân và đỉnh tháp

Bệ hay chân tháp mỗi cạnh đều có chiều dài 68m, được ốp bằng 323 phiến đá. Bốn cổng dẫn lên tầng trên có 4 miếu thờ.

Bệ hay chân tháp mỗi cạnh đều có chiều dài 68m, được ốp bằng 323 phiến đá. Bốn cổng dẫn lên tầng trên có 4 miếu thờ.

Miếu thờ Phật dưới chân tháp

Miếu thờ Phật dưới chân tháp

Thân tháp hay tầng thứ 2, mỗi cạnh dài 48m là hình một bông sen khổng lồ với 120 cánh sen ốp vào. Trên cùng của tầng 2 là 228 hốc lá đề, mỗi hốc đặt một pho tượng Phật đứng giống hệt nhau. Người ta có thể đi vòng quanh tháp ở tầng 2.

Thân tháp hay tầng thứ 2, mỗi cạnh dài 48m là hình một bông sen khổng lồ với 120 cánh sen ốp vào. Trên cùng của tầng 2 là 228 hốc lá đề, mỗi hốc đặt một pho tượng Phật đứng giống hệt nhau. Người ta có thể đi vòng quanh tháp ở tầng 2.

Giữa tầng 2 và tầng trên cùng có 30 ngọn tháp nhỏ bao quanh, mỗi ngọn tháp khắc ghi một điều răn của đức Phật bằng tiếng Thăm - Pali. Tầng trên cùng mỗi cạnh dài 30m, được làm thành hình một quả cầu lớn. Đỉnh tháp giống hệt một chiếc bi chuối.

Giữa tầng 2 và tầng trên cùng có 30 ngọn tháp nhỏ bao quanh, mỗi ngọn tháp khắc ghi một điều răn của đức Phật bằng tiếng Thăm - Pali. Tầng trên cùng mỗi cạnh dài 30m, được làm thành hình một quả cầu lớn. Đỉnh tháp giống hệt một chiếc bi chuối.

Lễ hội Thạt Luổng được tổ chức từ 13-15/12 lịch Lào (Phật lịch). Trong lễ hội này, có tục rước nước Thành hoàng từ Chùa Xi Mương (cách đó khoảng 500m) vào Thạt Luổng vào đêm 13/12.

Lễ hội Thạt Luổng được tổ chức từ 13-15/12 lịch Lào (Phật lịch). Trong lễ hội này, có tục rước nước Thành hoàng từ Chùa Xi Mương (cách đó khoảng 500m) vào Thạt Luổng vào đêm 13/12.

Người dân thắp hương, dâng lễ trước tượng Phật ở khu vực nhà che nắng bao quanh tháp Thạt Luổng

Người dân thắp hương, dâng lễ trước tượng Phật ở khu vực nhà che nắng bao quanh tháp Thạt Luổng

Các hiện vật cổ bằng đá được trưng bày tại khu vực nhà che nắng bao quanh tháp

Các hiện vật cổ bằng đá được trưng bày tại khu vực nhà che nắng bao quanh tháp

Phiến đá có khắc chữ cổ của người Lào

Phiến đá có khắc chữ cổ của người Lào

Họa tiết, hoa văn trên hình tượng lá đề

Họa tiết, hoa văn trên hình tượng lá đề

Tượng rắn thần Naga ở lối lên miếu thờ Phật dưới chân tháp

Tượng rắn thần Naga ở lối lên miếu thờ Phật dưới chân tháp

Mái cổng ra vào tháp Thạt Luổng

Mái cổng ra vào tháp Thạt Luổng

Các em học sinh tranh thủ dịp cuối tuần theo gia đình đến thăm quan tháp Thạt Luổng

Các em học sinh tranh thủ dịp cuối tuần theo gia đình đến thăm quan tháp Thạt Luổng

Họp tiền công đức được đặt ngay dưới chân tháp, tiền thu được sẽ dùng để trùng tu, tôn tạo tháp

Họp tiền công đức được đặt ngay dưới chân tháp, tiền thu được sẽ dùng để trùng tu, tôn tạo tháp

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/chiem-nguong-ngoi-thap-vang-lon-nhat-cua-lao-gan-500-tuoi-trang-le-giua-dat-troi-20210106012203538.htm