Chiêm ngưỡng quần thể di sản văn hóa thế giới mới của Việt Nam
Ngày 12/7/2025, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và TP Hải Phòng) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Hàng vạn du khách đến dâng hương tại lễ hội Yên Tử 2018 (Quảng Ninh). (Ảnh: TTXVN)

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Ninh), thuộc hệ thống Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc (gọi tắt là Yên Tử), là ngôi chùa cổ có từ thời Lý. Đặc biệt, chùa có 6.021 mặt của 3.050 tấm mộc bản khắc kinh Phật và kinh Trúc Lâm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2012. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

“Bàn cờ tiên” trên đỉnh núi Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng. Tên gọi "bàn cờ tiên" là cái tên mà dân gian đặt ra để ca ngợi và tỏ lòng ngưỡng mộ với một địa danh lịch sử đẹp đẽ và nên thơ. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Du khách đi cáp treo tại Yên Tử (Quảng Ninh). Ảnh: TTXVN

Xung quanh khu Ngải Sơn lăng (lăng vua Trần Hiến Tông) thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (Quảng Ninh) hiện còn rất nhiều di vật gồm tượng quan hầu, tượng linh thú và rùa. (Ảnh: Thành Đạt/ TTXVN)

Ở chùa Một Mái thuộc Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), ngôi chùa tuy nhỏ nhưng rất độc đáo bởi là nơi duy nhất của Yên Tử ngày nay vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ trong chùa toàn bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Vẻ đẹp "ẩn khuất trong mây" của chùa Đồng ở Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). Chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử, được đúc từ chất liệu đồng. Mặt bằng kiến trúc của chùa dạng chữ Nhất, kết cấu vững chắc, được đặt trên sập đồng, dạng chân quỳ, dạ cá. Dáng chùa như một bông hoa sen nở, ngự trên sập đồng. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Lễ Khai hội - Giỗ tổ Chùa Vĩnh Nghiêm năm 2024, thu hút đông đảo khách thập phương về dự hội (Bắc Giang, 2024). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Tháp Tổ Trần Nhân Tông hay còn gọi là Tháp Huệ Quang trong Vườn tháp Huệ Quang ở Khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử, là ngọn tháp lưu giữ xá lỵ của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Vườn tháp Huệ Quang nay chỉ còn 64 ngọn tháp và mộ, trong đó có 40 tháp mới được trùng tu năm 2002. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Khu di tích danh thắng Côn Sơn trong Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Phòng) gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử, trong đó tiêu biểu là đền thờ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ngôi đền tọa lạc dưới chân núi Ngũ Nhạc, Kỳ Lân, tựa lưng vào Tổ Sơn tạo thành thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Chùa Quỳnh Lâm tọa lạc trên núi Tiên Du, thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (Quảng Ninh). Chùa được khởi dựng từ thời Lý, mở mang vào thời Trần. Pháp Loa - vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm đã cho xây dựng và mở mang chùa thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn đương thời. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Các kiến trúc họa tiết cổ thời Trần thế kỷ 14 tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Phòng). (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Chùa Một Mái nằm nép mình bên sườn núi cao, thuộc Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). Một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài và chỉ có một mái nên chùa còn có các tên gọi khác như chùa Bán Thiên, chùa Bán Mái. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Chùa Quỳnh Lâm thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (Quảng Ninh) là một trong các ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam. Xưa kia chùa là một trung tâm Phật giáo quan trọng của dòng thiền Trúc Lâm. Chùa nổi tiếng vì nhiều lẽ, một trong các nguyên nhân quan trọng là nơi đây từng có pho tượng Phật khổng lồ, đứng đầu trong Thiên Nam tứ đại khí hay An Nam tứ đại khí, là tài sản quý giá của nước Ðại Việt thời Lý, Trần. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Phúc Tự) được xây dựng từ thế kỷ 14 ở chân núi Côn Sơn, nằm trong Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Phòng). (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Vẻ đẹp cổ kính vườn Tháp chùa Hoa Yên trong Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). Chùa Hoa Yên được dựng từ thời Lý và được tôn tạo nhiều lần trong lịch sử. Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi, quay hướng Tây Nam. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Hàng vạn du khách đến dâng hương ở chùa Đồng, thuộc Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh (25/2/2018). (Ảnh: TTXVN)

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là Chùa Lân) nằm trên núi Yên Tử, thuộc Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), là nơi được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Đây vốn là một ngôi chùa lớn, với những công trình đồ sộ nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian, nay chỉ còn lại một vài dấu tích trên mặt đất. Năm 2002, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được xây dựng lại (2021). (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Nghi lễ rước nước tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn- Kiếp Bạc. Nước được lấy từ hồ Côn Sơn mang về chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn- Kiếp Bạc. Đây là một nghi lễ quan trọng với mục đích lấy nước để làm lễ mộc dục (tắm tượng), đồng thời, biểu dương sức mạnh cộng đồng làng xã, gợi mở sự gắn kết cộng đồng, thể hiện ước mong cầu mùa, cầu nhân khang, vật thịnh (2017). (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam thế chùa Côn Sơn là Bảo vật quốc gia cho tỉnh Hải Dương (25/2/2024). (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Ninh), thuộc hệ thống Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc (gọi tắt là Yên Tử), là ngôi chùa cổ có từ thời Lý. Đặc biệt, chùa có 6.021 mặt của 3.050 tấm mộc bản khắc kinh Phật và kinh Trúc Lâm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2012. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn, là một trong những tinh hoa của kiến trúc nghệ thuật Phật giáo, do Đệ Tam Thánh Tổ Huyền Quang lập ra từ thế kỷ XIII (2017). (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Ninh), thuộc hệ thống Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc (gọi tắt là Yên Tử), là ngôi chùa cổ có từ thời Lý, đến thế kỷ XIII được Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu bổ, xây dựng thành trung tâm Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm. (Ảnh: TTXVN phát)

Điểm nổi bật trong Khu di tích danh thắng Côn Sơn là đền thờ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ngôi đền tọa lạc dưới chân núi Ngũ Nhạc, Kỳ Lân, tựa lưng vào Tổ Sơn tạo thành thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Lễ cung nghinh Tôn tượng Tam Tổ Trúc Lâm từ chốn Tổ chùa Vĩnh Nghiêm lên chùa Thượng Tây Yên Tử, thuộc Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Ninh). Tây Yên Tử là nơi có hệ thống các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi liên quan đến sự hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Vẻ đẹp cổ kính của cầu Thấu Ngọc trong chùa Côn Sơn, thuộc Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương). (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Chùa Hoa Yên thuộc Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). Chùa được dựng từ thời Lý và được tôn tạo nhiều lần trong lịch sử, lưng dựa vào núi trước mặt là 3 cây đại cổ thụ trên 700 năm tuổi (2021). (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)