Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài ốc biển trên thế giới

Mang những hình thù kỳ lạ và hoa văn huyền ảo, vỏ ốc biển là vật phẩm sưu tầm ưa thích của rất nhiều người trên thế giới. Cùng điểm qua một số loài ốc biển ấn tượng nhất.

Ốc tháp lớn (Turritella terebra) dài 6 - 17cm, sống trong trầm tích bùn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài này sống bằng cách lọc thức ăn trong nước. Chúng thuộc một nhóm ốc có nhiều tên gọi khác nhau như ốc xoắn hay ốc mũi khoan.

Ốc tháp lớn (Turritella terebra) dài 6 - 17cm, sống trong trầm tích bùn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài này sống bằng cách lọc thức ăn trong nước. Chúng thuộc một nhóm ốc có nhiều tên gọi khác nhau như ốc xoắn hay ốc mũi khoan.

Ốc bàn chân bồ nông (Aporrhais pespelecani) dài 30 - 42cm, cư trú ở biển Bắc và Địa Trung Hải. Là loài sống trong bùn, chuyên ăn chất hữu cơ phân hủy, chúng có một phần vỏ xòe ra như bàn chân có màng.

Ốc bàn chân bồ nông (Aporrhais pespelecani) dài 30 - 42cm, cư trú ở biển Bắc và Địa Trung Hải. Là loài sống trong bùn, chuyên ăn chất hữu cơ phân hủy, chúng có một phần vỏ xòe ra như bàn chân có màng.

Ốc kim khôi vàng (Cassis cornuta), dài 5 - 40cm, xuất hiện ở biển Đỏ, Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía Nam châu Phi và Thái Bình Dương. Lớn nhất trong các loài ốc kim khôi, chúng có cái vỏ dày, nặng và nhiều gai.

Ốc kim khôi vàng (Cassis cornuta), dài 5 - 40cm, xuất hiện ở biển Đỏ, Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía Nam châu Phi và Thái Bình Dương. Lớn nhất trong các loài ốc kim khôi, chúng có cái vỏ dày, nặng và nhiều gai.

Ốc tù và bông (Charonia tritonis) dài 10 - 50cm, sống ở vùng gian triều nhiệt đới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này ăn thịt các động vật không xương sống khác. Những chiếc vỏ lớn của chúng được dùng làm tù và, một nhạc cụ thổi.

Ốc tù và bông (Charonia tritonis) dài 10 - 50cm, sống ở vùng gian triều nhiệt đới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này ăn thịt các động vật không xương sống khác. Những chiếc vỏ lớn của chúng được dùng làm tù và, một nhạc cụ thổi.

Ốc gai trắng (Chicoreus ramosus) dài 10 - 33cm, được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Ấn Độ, loài ốc này là một nguồn thực phẩm có giá trị.

Ốc gai trắng (Chicoreus ramosus) dài 10 - 33cm, được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Ấn Độ, loài ốc này là một nguồn thực phẩm có giá trị.

Ốc bẹ hồng (Strombus gigas) dài 15 - 31cm, phân bố ở Tây Đại Tây Dương. Loài ốc biển nhiệt đới ăn thực vật này có phần môi loe ở vỏ, bên trong có màu hồng.

Ốc bẹ hồng (Strombus gigas) dài 15 - 31cm, phân bố ở Tây Đại Tây Dương. Loài ốc biển nhiệt đới ăn thực vật này có phần môi loe ở vỏ, bên trong có màu hồng.

Ốc cối hoa lưới (Conus textile) dài 9 - 15cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này dùng lưỡi bào để đâm con mồi và tiêm nọc độc. Nọc của chúng có thể nguy hiểm với con người.

Ốc cối hoa lưới (Conus textile) dài 9 - 15cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này dùng lưỡi bào để đâm con mồi và tiêm nọc độc. Nọc của chúng có thể nguy hiểm với con người.

Ốc sọ dừa mũ vua (Cymbiola imperialis) dài 7 - 25cm, được tìm thấy ở vủng biển Sulu, Philippines. Loài này có những chiếc gai dọc theo đường xoắn của vỏ. Hiếm gặp và có hình thù độc đáo, chúng là vật phẩm sưu tầm có giá trị cao.

Ốc sọ dừa mũ vua (Cymbiola imperialis) dài 7 - 25cm, được tìm thấy ở vủng biển Sulu, Philippines. Loài này có những chiếc gai dọc theo đường xoắn của vỏ. Hiếm gặp và có hình thù độc đáo, chúng là vật phẩm sưu tầm có giá trị cao.

Ốc sọ dừa (Cymbiola nobili) dài 5 - 22cm, sinh sống ở vùng biển Đông Nam Á. Số lượng của loài ốc biển có hoa văn đẹp này đã suy giảm mạnh trong tự nhiên do bị khai thác làm thực phẩm, đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch.

Ốc sọ dừa (Cymbiola nobili) dài 5 - 22cm, sinh sống ở vùng biển Đông Nam Á. Số lượng của loài ốc biển có hoa văn đẹp này đã suy giảm mạnh trong tự nhiên do bị khai thác làm thực phẩm, đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch.

Ốc mõ chùa da hổ hay ốc sứ vân hổ (Cypraea tigris) dài 10 - 15cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các thủy thịt ở áo loài ốc này bọc quanh vỏ nhẵn khi chúng bò. Loài này săn các động vật không xương sống khác.

Ốc mõ chùa da hổ hay ốc sứ vân hổ (Cypraea tigris) dài 10 - 15cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các thủy thịt ở áo loài ốc này bọc quanh vỏ nhẵn khi chúng bò. Loài này săn các động vật không xương sống khác.

Ốc kim khôi đỏ (Cypraecassis rufa) dài 12 - 17cm, xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới, nhiều nhất ở Đông Phi và Đông Nam Á. Chúng sống ở vùng nước nông gian triều, săn nhum biển gai ngắn.

Ốc kim khôi đỏ (Cypraecassis rufa) dài 12 - 17cm, xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới, nhiều nhất ở Đông Phi và Đông Nam Á. Chúng sống ở vùng nước nông gian triều, săn nhum biển gai ngắn.

Ốc mỏ chim Undatus (Cyrtulus undatus) dài 6 - 25cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương. Là loài ăn thịt, chúng săn các loài thân mềm khác cùng giun và bọ biển.

Ốc mỏ chim Undatus (Cyrtulus undatus) dài 6 - 25cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương. Là loài ăn thịt, chúng săn các loài thân mềm khác cùng giun và bọ biển.

Ốc giun Caribbean (Vermicularia spirata) dài 3 - 16cm, phân bố ở vùng biển Caribbean. Cá thể đực của chúng có dạng xoắn lỏng, trôi nổi tự do trước khi bám vào một giá thể, thường là hải miên. Sau đó chúng phát triển thành cá thể cái có kích thước lớn hơn, sống cố định một chỗ.

Ốc giun Caribbean (Vermicularia spirata) dài 3 - 16cm, phân bố ở vùng biển Caribbean. Cá thể đực của chúng có dạng xoắn lỏng, trôi nổi tự do trước khi bám vào một giá thể, thường là hải miên. Sau đó chúng phát triển thành cá thể cái có kích thước lớn hơn, sống cố định một chỗ.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chiem-nguong-ve-dep-cua-cac-loai-oc-bien-tren-the-gioi-post601316.antd