Chiến công khó tin của hệ thống phòng không S-125 tại chiến trường Ukraine

Hệ thống phòng không S-125 mặc dù đã rất cao tuổi nhưng vẫn chứng tỏ tính hữu dụng trên chiến trường hiện đại.

Hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora của Liên Xô được thiết kế bởi Isayve OKB và chính thức đưa vào trang bị từ năm 1963 nhằm bổ sung cho các tổ hợp S-25 và S-75.

Hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora của Liên Xô được thiết kế bởi Isayve OKB và chính thức đưa vào trang bị từ năm 1963 nhằm bổ sung cho các tổ hợp S-25 và S-75.

Tên lửa đánh chặn của hệ thống S-125 đã khắc phục nhược điểm của các tổ hợp phòng không đời trước khi chuyển sang sử dụng nhiên liệu rắn khiến đạn gọn nhẹ và có khả năng cơ động cao hơn.

Tên lửa đánh chặn của hệ thống S-125 đã khắc phục nhược điểm của các tổ hợp phòng không đời trước khi chuyển sang sử dụng nhiên liệu rắn khiến đạn gọn nhẹ và có khả năng cơ động cao hơn.

Thông số cơ bản của tên lửa đánh chặn V-600 thuộc tổ hợp S-125 bao gồm chiều dài 6,7 m; đường kính 0,6 m; trọng lượng phóng 400 kg; bán kính sát thương 12,5 m; tầm bắn tối đa 35 km, trần bay 18 km.

Thông số cơ bản của tên lửa đánh chặn V-600 thuộc tổ hợp S-125 bao gồm chiều dài 6,7 m; đường kính 0,6 m; trọng lượng phóng 400 kg; bán kính sát thương 12,5 m; tầm bắn tối đa 35 km, trần bay 18 km.

Mặc dù đã rất cũ và từng bị loại biên nhưng các tổ hợp S-125 đã được Lực lượng vũ trang Ukraine "gọi tái ngũ" trước tình trạng thiếu hụt vũ khí nghiêm trọng và thật ngạc nhiên khi chúng vẫn phát huy năng lực đáng nể.

Mặc dù đã rất cũ và từng bị loại biên nhưng các tổ hợp S-125 đã được Lực lượng vũ trang Ukraine "gọi tái ngũ" trước tình trạng thiếu hụt vũ khí nghiêm trọng và thật ngạc nhiên khi chúng vẫn phát huy năng lực đáng nể.

Báo chí Ukraine mới đây đã đăng tải chiến công của một khẩu đội tên lửa phòng không S-125 được sản xuất từ những năm 1960, nhưng cũng không quên kêu gọi NATO khẩn trương viện trợ những hệ thống tối tân hơn.

Báo chí Ukraine mới đây đã đăng tải chiến công của một khẩu đội tên lửa phòng không S-125 được sản xuất từ những năm 1960, nhưng cũng không quên kêu gọi NATO khẩn trương viện trợ những hệ thống tối tân hơn.

Trang Defense Express dẫn trường hợp kíp chiến đấu S-125 của khẩu đội trưởng có biệt danh "Lev", anh ta cùng đồng đội đã bắn hạ tới 50 tên lửa hành trình các loại cùng với số lượng lớn máy bay không người lái, tuy nhiên khó khăn khi vận hành vũ khí trên vẫn là rất lớn.

Trang Defense Express dẫn trường hợp kíp chiến đấu S-125 của khẩu đội trưởng có biệt danh "Lev", anh ta cùng đồng đội đã bắn hạ tới 50 tên lửa hành trình các loại cùng với số lượng lớn máy bay không người lái, tuy nhiên khó khăn khi vận hành vũ khí trên vẫn là rất lớn.

"Chúng tôi không có điều kiện làm việc ở chế độ tự động như trên các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại do phương Tây sản xuất mà phải đặt góc phương vị mọi lúc, theo dõi tọa độ góc của mục tiêu, điều khiển cài đặt ăng ten"...

"Chúng tôi không có điều kiện làm việc ở chế độ tự động như trên các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại do phương Tây sản xuất mà phải đặt góc phương vị mọi lúc, theo dõi tọa độ góc của mục tiêu, điều khiển cài đặt ăng ten"...

"Việc bắn hạ các mục tiêu không hề đơn giản, đặc biệt khi cần phải luôn kiểm tra khả năng sử dụng của tên lửa, bởi vì hầu hết đạn đánh chặn đều được sản xuất từ thập niên 1970 và 1980".

"Việc bắn hạ các mục tiêu không hề đơn giản, đặc biệt khi cần phải luôn kiểm tra khả năng sử dụng của tên lửa, bởi vì hầu hết đạn đánh chặn đều được sản xuất từ thập niên 1970 và 1980".

"Một khó khăn nữa là tính cơ động, hệ thống S-125 của chúng tôi là loại chưa được nâng cấp, triển khai từ bệ phóng cố định cho nên việc di chuyển nó từ nơi này sang nơi khác là rất khó khăn".

"Một khó khăn nữa là tính cơ động, hệ thống S-125 của chúng tôi là loại chưa được nâng cấp, triển khai từ bệ phóng cố định cho nên việc di chuyển nó từ nơi này sang nơi khác là rất khó khăn".

"Thông thường vẫn có điều gì đó không ổn xảy ra do khí tài đã quá cao tuổi, bởi vậy ngay cả khi không ở trong tình huống chiến đấu, chúng tôi vẫn luôn có việc phải làm", sĩ quan chỉ huy khẩu đội tiết lộ.

"Thông thường vẫn có điều gì đó không ổn xảy ra do khí tài đã quá cao tuổi, bởi vậy ngay cả khi không ở trong tình huống chiến đấu, chúng tôi vẫn luôn có việc phải làm", sĩ quan chỉ huy khẩu đội tiết lộ.

Mặc dù vậy, bất chấp những khó khăn về kỹ thuật đã nói ở trên, hệ thống S-125 "đồ cổ" này vẫn lập được nhiều chiến công ấn tượng khi đã bắn hạ cả tên lửa hành trình Kalibr tối tân ngay trong trận đầu tiên, sau đó tiêu diệt tổng cộng 50 phương tiện tấn công đường không khác.

Mặc dù vậy, bất chấp những khó khăn về kỹ thuật đã nói ở trên, hệ thống S-125 "đồ cổ" này vẫn lập được nhiều chiến công ấn tượng khi đã bắn hạ cả tên lửa hành trình Kalibr tối tân ngay trong trận đầu tiên, sau đó tiêu diệt tổng cộng 50 phương tiện tấn công đường không khác.

Tuy vậy những gì diễn ra vẫn cho thấy điều kiện khó khăn mà binh sĩ Ukraine đang phải đối mặt.

Tuy vậy những gì diễn ra vẫn cho thấy điều kiện khó khăn mà binh sĩ Ukraine đang phải đối mặt.

Cuối cùng cần nói thêm về người chỉ huy có biệt danh "Lev" của khẩu đội tên lửa phòng không S-125 nói trên, đây là một sĩ quan trẻ mới tốt nghiệp vào mùa xuân năm 2022.

Cuối cùng cần nói thêm về người chỉ huy có biệt danh "Lev" của khẩu đội tên lửa phòng không S-125 nói trên, đây là một sĩ quan trẻ mới tốt nghiệp vào mùa xuân năm 2022.

Khi mới ra công tác, đầu tiên anh ta phục vụ trên hệ thống Buk-M1 và một năm sau đã gia nhập đơn vị S-125 mới được thành lập và sử dụng tổ hợp vũ khí "về cơ bản là có tuổi đời gấp ba lần so với bản thân".

Khi mới ra công tác, đầu tiên anh ta phục vụ trên hệ thống Buk-M1 và một năm sau đã gia nhập đơn vị S-125 mới được thành lập và sử dụng tổ hợp vũ khí "về cơ bản là có tuổi đời gấp ba lần so với bản thân".

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chien-cong-kho-tin-cua-he-thong-phong-khong-s-125-tai-chien-truong-ukraine-post581961.antd