Chiến hạm Nhật phóng tên lửa đánh chặn SM-3 hạ mục tiêu ngoài khí quyển

Hai tàu khu trục JS Maya và JS Haguro của Nhật Bản đã diễn tập phóng tên lửa đánh chặn SM-3 và hạ mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo bên ngoài khí quyển.

Đợt phóng thử tên lửa đánh chặn SM-3 được tàu khu trục JS Maya và JS Haguro tiến hành ngoài khơi quần đảo Hawaii của Mỹ hồi tuần trước, nhưng thông tin chỉ được Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) công bố hôm 21/11.

Cuộc thử nghiệm xác nhận năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo của hai chiến hạm mới nhất trong biên chế JMSDF.

Cuộc thử nghiệm xác nhận năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo của hai chiến hạm mới nhất trong biên chế JMSDF.

Được biết, khu trục hạm JS Maya hôm 16/11 phóng tên lửa SM-3 Block IIA, đánh dấu lần đầu loại vũ khí này được khai hỏa từ tàu chiến Nhật Bản, và chặn thành công mục tiêu ngoài khí quyển.

Được biết, khu trục hạm JS Maya hôm 16/11 phóng tên lửa SM-3 Block IIA, đánh dấu lần đầu loại vũ khí này được khai hỏa từ tàu chiến Nhật Bản, và chặn thành công mục tiêu ngoài khí quyển.

Hai ngày sau, JS Haguro phóng một quả đạn SM-3 Block IB và cũng hạ thành công mục tiêu ngoài khí quyển.

Hai ngày sau, JS Haguro phóng một quả đạn SM-3 Block IB và cũng hạ thành công mục tiêu ngoài khí quyển.

Đến ngày 20/11, hai chiến hạm Nhật phối hợp và chia sẻ dữ liệu trong cuộc diễn tập mô phỏng đánh chặn tên lửa đạn đạo đối phương.

Đến ngày 20/11, hai chiến hạm Nhật phối hợp và chia sẻ dữ liệu trong cuộc diễn tập mô phỏng đánh chặn tên lửa đạn đạo đối phương.

JS Maya và JS Haguro được biên chế trong giai đoạn 2020-2021, là hai trong 8 tàu khu trục Nhật Bản được trang bị lá chắn tên lửa Aegis.

JS Maya và JS Haguro được biên chế trong giai đoạn 2020-2021, là hai trong 8 tàu khu trục Nhật Bản được trang bị lá chắn tên lửa Aegis.

Nhật Bản dự kiến chế tạo thêm hai tàu chiến với lượng giãn nước khoảng 8.200.000 tấn để mang lá chắn Aegis nhằm tăng khả năng cơ động trong chiến đấu.

Nhật Bản dự kiến chế tạo thêm hai tàu chiến với lượng giãn nước khoảng 8.200.000 tấn để mang lá chắn Aegis nhằm tăng khả năng cơ động trong chiến đấu.

RIM-161 Standard Missile 3 (hay còn được biết đến với định danh SM-3) là hệ thống tên lửa đánh chặn trên hạm được sử dụng trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ.

RIM-161 Standard Missile 3 (hay còn được biết đến với định danh SM-3) là hệ thống tên lửa đánh chặn trên hạm được sử dụng trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ.

Nhiệm vụ chính của SM-3 là đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ngay trên biển.

Nhiệm vụ chính của SM-3 là đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ngay trên biển.

Tuy nhiên điều khiến SM-3 trở nên nổi bật vẫn là khả năng đánh hạ vệ tinh của nó, ngay cả khi chúng đang hoạt động trên quỹ đạo.

Tuy nhiên điều khiến SM-3 trở nên nổi bật vẫn là khả năng đánh hạ vệ tinh của nó, ngay cả khi chúng đang hoạt động trên quỹ đạo.

Và càng ngạc nhiên hơn khi mẫu vệ tinh đầu tiên SM-3 bắn hạ lại chính là vệ tinh của Mỹ. Theo đó vào ngày 14/2/2008. Mỹ lên kế hoạch sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 để bắn hạ vệ tinh USA-193, một vệ tinh không gian bị mất kiểm soát của Mỹ.

Và càng ngạc nhiên hơn khi mẫu vệ tinh đầu tiên SM-3 bắn hạ lại chính là vệ tinh của Mỹ. Theo đó vào ngày 14/2/2008. Mỹ lên kế hoạch sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 để bắn hạ vệ tinh USA-193, một vệ tinh không gian bị mất kiểm soát của Mỹ.

USA-193 bị lệch quỹ đạo, di chuyển vào bầu khí quyển Trái Đất và có nguy cơ gây ra thiệt hại không thể kiểm soát với những thứ nó đang mang theo.

USA-193 bị lệch quỹ đạo, di chuyển vào bầu khí quyển Trái Đất và có nguy cơ gây ra thiệt hại không thể kiểm soát với những thứ nó đang mang theo.

Ngay thời điểm đó Hải quân Mỹ đã nhận ra được cơ hội họ có thể thử nghiệm khả năng tác chiến của SM-3, cũng như ngăn chặn một hiểm họa toàn cầu đến từ không gian

Ngay thời điểm đó Hải quân Mỹ đã nhận ra được cơ hội họ có thể thử nghiệm khả năng tác chiến của SM-3, cũng như ngăn chặn một hiểm họa toàn cầu đến từ không gian

Khi USA-193 di chuyển vào bầu khí quyển và ở độ cao 240.000 m, người Mỹ đã quyết định ra lệnh bắn hạ vệ tinh này bằng một loạt tên lửa SM-3 từ tàu tuần dương USS Lake Erie lớp Ticonderoga.

Khi USA-193 di chuyển vào bầu khí quyển và ở độ cao 240.000 m, người Mỹ đã quyết định ra lệnh bắn hạ vệ tinh này bằng một loạt tên lửa SM-3 từ tàu tuần dương USS Lake Erie lớp Ticonderoga.

Và SM-3 đã đi đến đúng mục tiêu, USA-193 bị "xóa sổ" ngay từ phát bắn đầu tiên.

Và SM-3 đã đi đến đúng mục tiêu, USA-193 bị "xóa sổ" ngay từ phát bắn đầu tiên.

Tên lửa SM-3 có chiều dài 6,5 mét, đường kính 34,3 cm và 53,3 cm cho 2 phiên bản Block I và Block II, trọng lượng từ 1,5-1,7 tấn tùy theo phiên bản.

Tên lửa SM-3 có chiều dài 6,5 mét, đường kính 34,3 cm và 53,3 cm cho 2 phiên bản Block I và Block II, trọng lượng từ 1,5-1,7 tấn tùy theo phiên bản.

Tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 500 kg hỗ trợ đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau.

Tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 500 kg hỗ trợ đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau.

Tốc độ tối đa của loại tên lửa này có thể đạt tới 3 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block I và lên tới 4,5 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block IIA.

Tốc độ tối đa của loại tên lửa này có thể đạt tới 3 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block I và lên tới 4,5 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block IIA.

Phiên bản SM-3 Block IIA mới nhất được thiết kế để đối phó tên lửa đạn đạo tầm trung, lấp khoảng trống giữa các tổ hợp phòng thủ tên lửa pha cuối như Patriot và THAAD.

Phiên bản SM-3 Block IIA mới nhất được thiết kế để đối phó tên lửa đạn đạo tầm trung, lấp khoảng trống giữa các tổ hợp phòng thủ tên lửa pha cuối như Patriot và THAAD.

Tên lửa SM-3 Block IIA có kích cỡ, độ chính xác và tầm bắn lớn hơn các phiên bản trước, có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 2.500 km và độ cao 100 km.

Tên lửa SM-3 Block IIA có kích cỡ, độ chính xác và tầm bắn lớn hơn các phiên bản trước, có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 2.500 km và độ cao 100 km.

Các chiến hạm mang tên lửa SM-3 Block IIA có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sau khi nó rời bệ phóng hoặc trước giai đoạn hồi quyển.

Các chiến hạm mang tên lửa SM-3 Block IIA có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sau khi nó rời bệ phóng hoặc trước giai đoạn hồi quyển.

Hiện dòng tên lửa SM-3 Block IIA đang được sản xuất cả ở Mỹ và Nhật Bản.

Hiện dòng tên lửa SM-3 Block IIA đang được sản xuất cả ở Mỹ và Nhật Bản.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chien-ham-nhat-phong-ten-lua-danh-chan-sm-3-ha-muc-tieu-ngoai-khi-quyen-post523708.antd