Chiến lược phát triển của ngành sữa Việt Nam là gì?
Một trong những chiến lược phát triển của ngành sữa Việt Nam là phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị dinh dưỡng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo thống kê của Hiệp hội sữa (VDA) cho thấy ngành sữa có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam khi doanh thu năm 2018 ước đạt 109 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2017.
Trong các năm 2016, 2017, 2018 Việt Nam sản lượng xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa đạt giá trị khoảng 250-300 triệu USD mỗi năm và đi sang 43 quốc gia khác nhau trên thế giới. Với đà tăng trưởng này, VDA dự tính sản lượng sữa trong năm 2019 sẽ tăng từ 9-10% so với 2018. Phấn đấu mức tiêu thụ bình quân trên đầu người đạt 27-28l/người.
Cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP
Hiệp hội sữa Việt Nam tổ chức hội thảo Ngành sữa Việt Nam cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP diễn ra chiều 31-5 tại TPHCM.
Sau nhiều năm gia nhập WTO, ngành sữa Việt Nam đã có nhiều cơ hội để tăng thị phần và phát triển, song cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình gia nhập hội nhập cùng thị trường thế giới. Tham gia các hiệp định AFTA và TPP thách thức đối với ngành sữa Việt Nam đó là sức ép cạnh tranh. Thách thức này xuất phát từ lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu về 0%, việc giảm thuế sẽ tác động đến giá sữa nhập trên thị trường giảm tạo sức ép đến các doanh nghiệp sản xuất sự trong nước.
Khi hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) có hiệu lực thuế nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand Singapore Nhật Bản sẽ cắt giảm xuống còn 0%. Như vậy, trong những lợi ích mà CPTPP mang lại có thể thấy ưu điểm của CPTPP đối với Việt Nam nói riêng và các nước còn lại nói chung là thuế suất các loại hàng hóa sẽ dần tiến tới 0% trong đó có mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa.
Tiến sỹ Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam chia sẻ, khi thực thi Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp ngành sữa có cơ hội nhập thiết bị, dây chuyền sản xuất, bò giống, các sản phẩm sữa với thuế suất thấp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt thách thức đó là lộ trình cắt giảm các mặt hàng sữa, sản phẩm từ sữa nhập về sẽ về 0% nên sữa Việt sẽ cạnh tranh với sữa ngoại.
Chính vì thế, những giải pháp tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp sữa là: Nhà nước tăng cường giám sát, bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng lậu, hàng kém chất lượng để đảm bảo cho doanh nghiệp và người tiêu dùng;
Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới để hạn chế việc sử dụng thiết bị có công nghệ lạc hậu, không bảo đảm về an toàn thực phẩm; Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, đầu tư xây dựng vùng chuyên canh tập trung nuôi bò sữa;…
Chiến lược phát triển ngành sữa Việt Nam
Theo đó, Việt Nam phát triển ngành công nghiệp sản xuất sữa trên cơ sở phát huy các tiềm lực, lợi thế của vùng địa phương, của mọi thành phần kinh tế và gắn liền phát triển chế biến với phát triển vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, một trong những chiến lược nữa đó là phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị dinh dưỡng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, ngành chế biến tăng cường áp dụng công nghệ , thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, ngành sữa Việt Nam phải tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia mạnh cho một số ngành sữa Việt Nam để cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.