Chiến sự Azerbaijan và Armenia: Những bài học xương máu dành cho Nga - Lật ngược thế cờ
Cuộc chiến Azerbaijan và Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh đã kết thúc. Azerbaijan đã giành được thắng lợi toàn diện và không cần bàn cãi.
Đối phương - nước cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh không được cộng đồng quốc tế thừa nhận (với Armenia chống lưng) đã buộc phải đầu hàng trước sự tấn công quyết liệt của Quân đội Azerbaijan. Và sự cứu rỗi - chính là những binh lính gìn giữ hòa bình của Nga.
Sẽ có nhiều kết luận về cuộc xung đột Karabakh căn cứ vào mức độ hé lộ thông tin. Nhưng ngay bây giờ, có thể đưa ra một loạt những bài học quan trọng dành cho Nga. Đó là nội dung bài viết nhan đề "Карабахские уроки для России - Karabakh: Những bài học dành cho Nga" đăng trên trang thông tin quân sự Topwar.ru của Nga
1. "Muốn hòa bình - cần sẵn sàng cho chiến tranh"
Con đường dẫn tới chiến sự Azerbaijan và Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh đã rõ từ vài năm trước. Nhưng nếu một bên (Azerbaijan) đã chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cho điều này, thì bên thứ hai (Armenia) lại chỉ chuẩn bị cho những buổi lễ duyệt binh.
Thật kinh ngạc, nhưng thậm chí những vũ khí cần thiết như Tor-M2KM cũng được Armenia mua trên khung gầm xe bánh hơi, trong khi địa hình phức tạp cần những phiên bản bánh xích phát huy tối đa sự ưu việt của tổ hợp tên lửa phòng không này.
Những người ra quyết định lại không hề nghĩ tới khả năng và xác suất của một cuộc chiến tranh nghiêm túc có thể xảy ra.
Tới đây có thể dẫn chứng bằng hai trích dẫn, tác giả bài báo người Nga viết. Trích dẫn thứ nhất về người Azerbaijan:
"Trong năm ngoái, tôi từng ở Tambov công tác nhiều ngày. Và tôi đã quan sát thấy các sĩ quan mặt quân phục quân đội Azerbaijan (vài chục người) gần nhưng sáng nào cũng xếp hàng vào lúc 7h45 để tới Học viện Thông tin để học. Hàng ngày, mưa cũng mặc. Rất có tổ chức, giống như những người Đức. So với lũ sâu mọt của chúng ta thì một trời một vực".
Và trích dẫn thứ hai, từ cuộc nói chuyện của nguyên Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia của Armenia, ông Samvela Babayan với ông Arayik Harutyuny, lãnh đạo vùng Nagorno-Karabakh:
"Hôm qua tôi định tổ chức một chiến dịch bằng 3 tiểu đoàn. Chúng ta chỉ có vỏn vẹn 4 khẩu lựu pháo. Nếu như chúng tôi không được yểm trợ bằng pháo binh, anh sẽ bảo đảm cho cuộc tiến công hoặc cắt đuôi kẻ địch như thế nào? Không thể và vô nghĩa. Đó là diễn biến thực tế tình hình…
Hãy thử tưởng tượng xem, hiện nay toàn bộ quân đội của chúng ta chỉ có hai tổ hợp "Grad", với vài chục khẩu lựu pháo, mà đạn thì cũng chẳng có…
Thậm chí nếu ngày mai người ta cấp cho chúng ta 100 tổ hợp "Grad", chúng ta cũng chẳng đủ kíp chiến đấu để lập thành những khẩu đội, và đưa các cỗ máy này vào trận. Những ngày gần đây pháo binh chiến đấu/thất bại. Tất cả chết vì UCAV, đạn của "Smerch" và tên lửa… Chúng ta không có đạn dược".
Ở Nga "mọi thứ đều ổn cả"? Biết nói thế nào. Đây là một vài ví dụ: Cuộc tập trận chỉ huy đa quốc gia "Kavkaz-2020" vô bổ hay sự tàn phá hạm đội hải quân Nga ở Hắc Hải; và Sự hào nhoáng của lễ duyệt binh hải quân Nga hôm 26/7 và tính hiệu quả chiến đấu đáng ngờ.
Không khó để nhận thấy rằng cả Hải quân Nga (và không chỉ riêng Hạm đội) chủ yếu chỉ chăm chăm chuẩn bị cho các lễ duyệt binh hơn là cho chiến tranh. Nga đang lặp lại sai lầm của Armenia, dù không hoàn toàn phải vậy.
2. "Vũ khí thần thánh" không thể giúp gì
Hiện nay Armenia là quốc gia duy nhất ngoài Nga đang vận hành tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch Iskander-E và tổ hợp này đã được giới thiệu với sự tự hào tại các lễ duyệt binh.
Trong thực tế, tuy nhiên lại phát hiện ra sự hiệu quả chiến đấu gần bằng 0 của nó trong cuộc xung đột kiểu này. Bên cạnh đó, các đơn vị chiến đấu của Nagorno-Karabakh (và Armenia) thậm chí không hề có cả các UAV chỉ dẫn mục tiêu đơn giản, với số lượng tối thiểu.
Đương nhiên, điều đó không có nghĩa rằng "Iskander" (và những tên lửa siêu thanh) là không cần thiết và không hiệu quả. Nói theo nghĩa bóng, đối với chính sách quân sự - đây như là "bộ lễ phục".
Tuy nhiên, "bộ lễ phục" này không phù hợp với những người "chân đất mắt toét" mà trong trường hợp chính là quân đội Armenia và Nagorno-Karabakh.
Đúng, tình hình liên quan tới các vũ khí chiến thuật mới trong Các lực lượng vũ trang Nga khá hơn nhiều, tuy nhiên chúng vẫn còn thiếu (và điều này là do đầu tư quá nhiều tiền của vào "vũ khí thần thánh").
Chỉ một ví dụ. Một lính bắn tỉa Nga từng chiến đấu tại Syria đã chia sẻ rằng họ vẫn phải góp tiền và tự đi mua pin cho kính nhìn ban đêm trước khi lên đường đi công tác…
3. Vai trò của UAV
Ví dụ dễ thấy nhất sẽ là chiếc UAV chiến thuật tốt nhất trên thế giới đầu thập niên 2010 - đó là "Orlan-10".
Lực lượng không quân Nga (cuối thập niên 2000 - đầu thập niên 2010) đã ngoảnh mặt trước tất cả những đề tài về nghiên cứu chế tạo UAV. "Orlan" được nghiên cứu chế tạo trong thời gian ngắn "dưới sự bảo trợ" (trong hệ thống) Lục quân, lực lượng mà thực sự hiểu được rằng sắp tới sẽ phải chiến đấu.
Đúng, "Orlan-10" đó là sự thành công, và thậm chí là rất lớn. Đương nhiên. Nó là một trong những "người hùng kỹ thuật" chủ yếu của chiến dịch Syria.
Tuy nhiên, hiện giờ Nga đang ở trong tình huống giống với cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, khi chiếc máy bay ném bom SV hiện đại nhất lúc được giới thiệu vào thập niên 30, đã bắt đầu lỗi thời.
Điều tương tự hiện nay đang xảy ra với "Orlan". Với việc đối phương trang bị ồ ạt các loại đạn phân mảnh cùng hệ thống điều khiển hỏa lực phù hợp - "Orlan" sẽ bị hạ như "cắt cỏ". Hơn nữa, vấn đề phức tạp hơn nhiều so với việc nghiên cứu chế tạo chiếc UAV mới.
Với các UAV tấn công tình hình còn tồi tệ hơn.
Liên quan tới "những tin tức đáng mừng" về chúng từ Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2020, thì (căn cứ những mức giá đối với các loại bom hàng không dẫn đường mới của tập đoàn TRV được công bố trên trang mua sắm công) có những linh cảm không tốt về việc bảng giá niêm yết cho chiếc UAV sẽ thế nào.
Bất chấp việc chế tạo một loạt phương tiện phòng không mới, Nga vẫn đang ở trong tình cảnh rất không hề đơn giản với những gì xảy ra ồ ạt trong các binh chủng.
Những tên lửa phòng không dẫn đường chống UAV mới của các doanh nghiệp ngành công nghiệp? Cuộc trả lời phỏng vấn mới đây của Kỹ sư trưởng KBP là "một gáo nước lạnh" giội vào thời hạn bàn giao chúng cho quân đội. Và chính những tên lửa này sẽ được trang bị cho Pantsir và Tor.
"Derivatzia" chăng? Tổ hợp này, tất nhiên, rất có ích và cần thiết, nhưng thời hạn bàn giao cho Các lực lượng vũ trang Nga giống như câu chuyện liên quan tới xe tăng T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng Kurganets.
Đồng thời, Nga đã bỏ lỡ thời cơ trang bị khẩu pháo 30mm 2A42 để bắn đạn phân mảnh (hướng đi mà Mỹ đã làm với khẩu Bushmaster của mình). Nhưng đó không phải là khẩu pháo "Derivatzia" 57mm, nhưng đó là thứ hiện đang có rất nhiều trong quân đội.
Và đó là thứ có thể trong thời gian đủ ngắn để khiến các binh chủng thừa thãi phương tiện phòng không chống UAV hiệu quả.
Bên cạnh đó, Nga cần tự suy nghĩ thấu đáo, lấy ví dụ như hệ thống phòng không khu vực tỉnh Kaliningrad sẽ ra sao khi hứng chịu cuộc tấn công ồ ạt từ các UAV hủy diệt loại nhỏ xuất phát từ các quốc gia láng giềng?
Khoảng cách nhỏ? Tuy nhiên chúng có thể được các đơn vị đặc nhiệm sử dụng, và kinh nghiệm tại Syria (khi những UAV tương tự có mặt bên cạnh Khmeimim) chứng minh điều này.
4. Tác hại của việc tạo nên cái nhìn sai lệch của người dân về những khả năng của Quân đội Nga
Những thất bại và vấn đề nghiêm trọng nhất của các lực lượng vũ trang Armenia và Nagorno-Karabakh đã được che đậy bằng những lời lẽ tuyên truyền. Hơn nữa, điều này vẫn còn tiếp diễn gần như cho tới khi chấm dứt các hành động quân sự (và phía Armenia đầu hàng).
5. Đánh giá không đúng phản ứng của xã hội đối với thảm họa quân sự và sự giả dối của ban lãnh đạo đất nước
Đương nhiên phía sau sự dối trả trên các phương tiện truyền thông về "những thắng lợi" trong bối cảnh của sự thất bại quân sự thực sự, phản ứng xã hội đã "bùng lên" ở Armenia dưới hình thức các cuộc bạo động, chiếm tòa nhà Chính phủ và yêu cầu thủ tướng từ chức.
Trong tình huống của Nga, tất cả mọi thứ còn tồi tệ hơn nhiều, bởi vì sẽ có những tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các hành động tương tự và được huấn luyện không chỉ "đổ dầu vào lửa" một cách thuần thục, mà còn biết hướng ngọn lửa đó tới chỗ cần thiết.
Đương nhiên, những hậu quả về chính trị sẽ nặng nề hơn nhiều ở Armenia.
Ban lãnh đạo Nga có rút kinh nghiệm từ những bài học của Karabakh hay không?