Chính phủ có hướng xử lý đối với dự án năng lượng tái tạo gặp vướng mắc giấy nghiệm thu
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu bộ, ngành, địa phương nhanh chóng xử lý vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo theo nghị quyết số 233 của Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được trình bày tại cuộc họp báo cáo kết quả khắc phục, tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo theo nghị quyết số 233 của Chính phủ.
Theo kết luận được công bố, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đã hoan nghênh sự nỗ lực của một số địa phương đã khẩn trương khắc phục vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được tiếp tục triển khai và đi vào hoạt động. Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng vẫn còn nhiều nơi chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc tháo gỡ khó khăn, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ và hiệu quả của toàn bộ hệ thống dự án năng lượng tái tạo.

Ảnh minh họa.
Để khắc phục tình trạng này, Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương và cơ quan liên quan phải nghiên cứu kỹ lưỡng và khẩn trương tổ chức thực hiện việc khắc phục, tháo gỡ vướng mắc theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
Cùng với đó, việc xử lý thủ tục hành chính về xây dựng và cấp phép tại các địa phương cần được đẩy mạnh; đồng thời, cần hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện đúng quy định.
Đồng thời, các bộ ngành chức năng như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải nhanh chóng có văn bản trả lời và hướng dẫn cụ thể đối với các vấn đề như chồng lẫn khóa kháng sản titan, bauxite, quy hoạch thủy lợi, vùng tớ… nhằm đảm bảo các dự án được triển khai theo đúng quy định pháp lý.
Một vấn đề khác được nêu là về các dự án điện năng lượng tái tạo hưởng giá FIT. Theo đó, các dự án nếu vi phạm những tiêu chí đã được cơ quan có thẩm quyền xác định theo nghị quyết số 233 sẽ không được hưởng các ưu đãi về giá FIT.
Cụ thể, EVN sẽ căn cứ vào kế hoạch thực hiện nghị quyết 233 để làm việc với các chủ đầu tư, trong đó trường hợp lỗi do doanh nghiệp và không đáp ứng đủ điều kiện hưởng giá FIT sẽ bị loại khỏi chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với các dự án có vấn đề trong quá trình kiểm tra nghiệm thu trong thời điểm dịch COVID-19, theo thông báo số 92 ngày 10/3, EVN được yêu cầu rà soát hồ sơ, tài liệu dựa trên bằng chứng hợp pháp, đúng quy định, báo cáo Bộ Công Thương đề xuất, xử lý theo quy định.
Đối với hai dự án gặp sai lệch về tên xã, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan để xử lý theo quy định thẩm quyền. Theo đó, những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền của địa phương sẽ được báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng Chính phủ và cam kết hoàn thành xử lý trong tháng 4 năm 2025.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện theo chỉ đạo của thông báo số 92 (10/3). Các cơ quan này được yêu cầu tập trung khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục, dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2025 và báo cáo kết quả cuối cùng cho Chính phủ, cũng như Bộ Chính trị trong tháng 6/2025.
Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chủ tịch UBND cấp tỉnh, báo trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nếu có bất kỳ sự chậm trễ nào trong quá trình triển khai các biện pháp khắc phục theo nghị quyết số 233.
Trước đó, hàng loạt các nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời cùng các tổ chức tài chính đã gửi kiến nghị lên các cơ quan chức năng, bày tỏ mối quan ngại về nguy cơ các hợp đồng mua bán điện đã ký bị rà soát lại và điều chỉnh giá mua bán điện.
Nguyên nhân được cho là do 173 dự án, dù đã có ngày vận hành thương mại (COD) trước hoặc trong năm 2021, chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu vào thời điểm COD.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc thiếu đầy đủ giấy tờ và thủ tục liên quan khiến các dự án không đáp ứng đủ điều kiện sở hữu giá FIT theo quy định, gây ra rủi ro lớn cho các chủ đầu tư với nguy cơ thua lỗ hoặc thậm chí phá sản dự án.