ĐBQH cho rằng, cần quy hoạch về hạ tầng đi trước, sau đó mới quy hoạch về đô thị, tránh tình trạng như hiện nay cứ xin đất làm đô thị trước, sau không có hạ tầng.
Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước. Nếu không có giải pháp gìn giữ nguồn tài nguyên sẽ khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Chiều 24.9, Thanh tra tỉnh An Giang đã công bố kết luận thanh tra số 07/KL-TTT về việc thực hiện đầu tư, nạo vét nâng sức chứa hồ Ô Tưk Sa phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Cơ quan thanh tra đề nghị truy thu hơn 7 tỉ đồng tiền thuế, phí được doanh nghiệp kê khai không đúng, bán cát không xuất hóa đơn.
UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất 7 dự án thủy lợi, thủy sản sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 với tổng vốn đầu tư 5.750 tỷ đồng.
Bắc Ninh và Hà Nội tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, khắc phục nguy cơ vỡ bờ kênh Ngũ Huyện Khê.
Cục trưởng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An; Chủ tịch, Giám đốc các công ty khai thác công trình thủy lợi trong khu vực tăng cường đảm bảo an toàn và phục hồi hoạt động công trình thủy lợi sau mưa, lũ do ảnh của bão số 3.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thống Nhất có gần 11 ngàn hécta đất sản xuất nông nghiệp cần có nước tưới từ các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thống Nhất mới đáp ứng nhu cầu tưới còn ít. Dự kiến đến năm 2025, diện tích được tưới từ các công trình thủy lợi mới đạt gần 6,3 ngàn hécta, tương đương hơn 58%. Đến năm 2035, sẽ có hơn 7,2 ngàn hécta được cung cấp nước tưới để sản xuất.
Lũ lên trên sông Bùi khiến hàng ngàn hộ dân thuộc huyện Chương Mỹ rơi vào cảnh ngập lụt.
Bài 3: 'Gót chân Asin' của sự hài lòng
Ngày 30/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo 'Tăng cường giải pháp phòng, chống ngập úng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên'.
Quá trình quy hoạch thủy lợi không chỉ giải quyết vấn đề cấp bách mà cần tạo hạ tầng mang tính đột phá, làm nền tảng cho những chiến lược lâu dài giải quyết đa mục tiêu trong tương lai.
Chiều 19/7, tại Hội thảo Quy hoạch thủy lợi lưu vực ĐBSCL thời kỳ 2022 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, nhiều địa phương cho rằng quá trình quy hoạch cần kết hợp nghiên cứu, triển khai các dự án giải quyết vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, những dự án này cần phải tạo được hạ tầng cơ bản mang tính đột phá, làm nền tảng cho những chiến lược lâu dài giải quyết đa mục tiêu trong tương lai.
Hàng loạt dự án điện tái tạo vi phạm có tên trong kết luận của Thanh tra Chính phủ đứng trước cơ hội được triển khai tiếp nếu đáp ứng một số điều kiện.
Đây là đề xuất của đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) khi đóng góp xây dựng cho Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội mà Quốc hội đang thảo luận.
Góp ý vào quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; và đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, để giải quyết vấn đề giao thông ùn tắc, Hà Nội cần xây dựng hệ thống đường sắt Thủ đô đủ khả năng kết nối giao thông với các đô thị vệ tinh...
Hàng năm từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch nhiều khu vực ở Cần Thơ bị ngập từ 0,3m - 1,0m, và trong những năm gần đây tình hình ngập diễn biến ngày càng nghiêm trọng với mức độ ngập cao và kéo dài, đặc biệt là khu vực quận Ninh Kiều, Bình Thủy.
Sau gần 5 năm khởi công, nhiều lần gia hạn, thế nhưng đến nay dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, vẫn chưa thể hoàn thành.
Sau 2 lần được điều chỉnh gia hạn tiến độ, dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc với số vốn đầu tư lên đến gần 1.500 tỷ đồng vẫn chìm trong dang dở.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ dự án điện mặt trời để phục vụ công tác điều tra.
Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc (TP Quảng Ngãi) khởi công vào năm 2019 và qua hai lần gia hạn song đến nay dự án vẫn ngổn ngang, chưa biết ngày hoàn thành.
Chiều 7/6, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị công bố danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và bàn giao sản phẩm các dự án.
Nước có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người, song chính nước cũng gây nguy cơ lũ lụt nếu không được kiểm soát, dự báo, ứng phó một cách phù hợp, sử dụng nước một cách bừa bãi, thiếu kiểm soát không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên quý giá mà còn gây lên tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Quy hoạch thủy lợi và việc xây dựng chưa tốt, quy hoạch cây trồng bị phá nát, giải pháp tưới tiết kiệm chưa nhiều, trong khi tư duy canh tác của không ít nông dân chậm thay đổi, là những lý do khiến câu chuyện hạn hán ở Tây Nguyên khó có hồi kết.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 145/2024/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hai đập dâng sẽ được xây dựng tại khu vực Xuân Quan (huyện Văn Giang, Hưng Yên) và tại khu vực cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Hà Nội).
Những năm qua, Nhà nước đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn cho các hồ chứa nước. Tuy nhiên vẫn còn hàng nghìn hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông vừa có báo cáo gửi Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2024 và một số nội dung liên quan đến công tác thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết tỉnh đã mở khoảng 105 vòi nước, điểm lấy nước sinh hoạt miễn phí cho người dân.
Bộ NN&PTNT cho biết việc xây đập dâng là phương pháp hiệu quả nhất để nâng đáy sông, dùng nước bổ cập cho các dòng sông chết.
Theo đề xuất, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng trước 2 đập dâng trên sông Hồng. Trong đó, tại Hà Nội vị trí xây dựng đập dâng là khu vực cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Hà Nội), dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030.
Trước những tác động do hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là khu vực Cà Mau, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, chắc chắn phải tính đến phương án chuyển nước cho vùng này.
Nước là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước là cần thiết cho sự sống nhưng khi bị biến đổi, ô nhiễm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho con người. Đảm bảo an ninh nguồn nước, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp, quan tâm công tác nước sạch trong trường học, chú trọng phân loại rác thải tại nguồn... là những giải pháp tỉnh Yên Bái đã thực hiện để bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn nước thời gian qua.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng hai đập dâng lớn trên con sông này.
Quy hoạch thủy lợi đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ tưới, cấp nước cho 3,2 triệu ha lúa; 70% - 90% diện tích cây trồng cạn, cây ăn quả, cây công nghiệp và rau màu; cấp đủ nước cho khoảng 10,5 triệu con gia súc, gia cầm... Đồng thời, cấp đủ nước cho sinh hoạt nông thôn, nuôi trồng thủy sản tập trung…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, đây là quy hoạch rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai.
Ngày 21-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đã nghiên cứu và nghiệm thu, đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng. Dù việc xây đập có những 'tác dụng phụ', nhưng khi nước sông Hồng dâng lên thì sông Nhuệ, sông Đáy cũng sẽ trở lại dòng chảy tự nhiên như xưa; thậm chí có thể giúp dòng sông 'chết' như sông Tô Lịch 'sống' lại.
Trên lưu vực sông Hồng, lòng dẫn các sông ngày càng có xu hướng tụt sâu do hoạt động thủy điện ở thượng lưu và khai thác cát, gây ảnh hưởng đến sản xuất vùng hạ lưu.
Trao đổi với báo chí sáng 21-3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, Bộ NN-PTNT đã nghiên cứu và nghiệm thu, đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng.
Ngày 7/3, UBND tỉnh Bình Thuận có báo cáo gửi các bộ, ngành Trung ương về tình hình triển khai thực hiện dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có thông báo chỉ đạo của của Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng về tình hình thực hiện và đề xuất kế hoạch triển khai các công việc tiếp theo của dự án Hồ chứa nước Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).