Cách đây vài ngày, chính quyền Biden đã công bố đề xuất ngân sách đầu tiên của chính quyền mới. Tổng ngân sách liên bang của Mỹ cho năm tài chính 2022 là 1,52 nghìn tỷ USD, trong đó ngân sách giành cho quân sự là 715 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm tài chính 2021.
Không có nhiều chi tiết trong tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra. Về phần đóng tàu chiến, tuyên bố chỉ đề cập đến ba dự án, trong đó có hai dự án là tàu ngầm.
Văn phòng Quản lý Ngân sách giải thích: Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược, sử dụng trí tuệ nhân tạo; tàu ngầm không người lái, cũng như các dự án tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ tiếp theo.
Hải quân Mỹ đã nghiên cứu thế hệ tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ tiếp theo trong nhiều năm, dự án này được gọi là SSN (X). Nhưng nếu nhanh nhất, thì phải đến năm 2025, loại tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới, khi đó mới có thể xong thiết kế.
Khi xác định dự án tàu ngầm hạt nhân lớp SSN (X), Nhà Trắng nhận thức được sự bối rối xung quanh chiến lược phát triển của Hải quân Mỹ. Chính quyền Trump đã đưa ra một kế hoạch gây tranh cãi, nhằm tăng số lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ từ khoảng 300 chiếc hiện nay, lên 355 chiếc sau năm 2030.
Bản thân kế hoạch này cũng phản ánh sự đồng thuận nhất trí của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đó là, Hải quân Mỹ nên có quy mô lớn hơn, để ngăn chặn hạm đội Trung Quốc đang trỗi dậy.
Vấn đề chiến lược đóng tàu của chính quyền Trump, không nằm ở nội dung phần kế hoạch, mà là thời điểm của kế hoạch. Lý do là vì ông Donald Trump công bố đề xuất quá muộn, khi thời gian ông còn ở Nhà Trắng qua ngắn.
Mấu chốt của đề xuất này là đặt ra một kỳ vọng quá lớn, từ đó làm phức tạp thêm kế hoạch đóng tàu hải quân của Biden sau khi thắng cử. Chuyên gia quốc phòng Mỹ Brian McGrath cho rằng, đề xuất đóng tàu chiến của Trump chỉ là một "chiêu trò chính trị rẻ tiền".
Đề xuất ngân sách năm 2022 của chính quyền Biden nên bắt đầu phân bổ vốn cho một số dự án do chính quyền Trump đề xuất và tàu ngầm nguyên tử dường như là điểm khởi đầu.
Nếu trước kia, Chính quyền Trump đặt mục tiêu chi hàng trăm tỷ USD mỗi năm, để đóng từ hai đến ba tàu ngầm hạt nhân tấn công mới, và cuối cùng tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh từ 52 chiếc vào năm 2022 lên 80 chiếc vào năm 2051.
Không quá khó hiểu, tại sao chính quyền Trump lại muốn đóng nhiều tàu ngầm hạt nhân như vậy. Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Hải quân Mỹ, là một trong những tàu có khả năng tàng hình và hiệu suất chiến đấu tốt nhất.
Đây là lợi thế chính của quân đội Mỹ so với các đối thủ bao gồm Trung Quốc và Nga. Thậm chí, chỉ cần một số ít tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, ẩn nấp dưới đáy biển, có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với tàu chiến Trung Quốc.
Để trang bị 80 tàu tấn công vào năm 2051, Hải quân Mỹ dự kiến sẽ đóng cửa dây chuyền sản xuất tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia hiện tại, vào những năm 2030 và bắt đầu đóng tàu ngầm hạt nhân lớp SSN (X) mới.
Không rõ tàu ngầm hạt nhân tấn công mới, có thông số kỹ thuật và hình dáng như thế nào, nhưng có một số gợi ý rằng, tàu ngầm lớp SSN (X) có thể lớn hơn tàu ngầm lớp Virginia, và có cùng kích thước với tàu ngầm lớp Columbia.
Kích thước lớn hơn của tàu ngầm hạt nhân lớp SSN (X), có thể giúp mang nhiều vũ khí như ngư lôi và tên lửa hành trình hơn, so với lớp Virginia. Tàu ngầm hạt nhân mới, cũng có thể sử dụng công nghệ im lặng hơn, để cải thiện khả năng tàng hình.
Tuy nhiên giá của một tàu ngầm hạt nhân tấn công quy mô lớn mới chắc chắn là rất đắt. Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia Block V mới nhất, có giá lên tới 3,4 tỷ USD/chiếc. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, một tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn, có thể khiến người dân Mỹ phải nộp thuế lên tới 7 tỷ USD.
Tuy nhiên Chính quyền Biden có vẻ hài lòng với khoản chi này. Khi Nhà Trắng ủng hộ đề xuất ngân sách của mình, việc phát triển một loại tàu ngầm hạt nhân tấn công mới rõ ràng là một ưu tiên. Và đây là mối đe dọa thực sự đối với Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu ngầm lớp Virginia - tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh nguy hiểm và hiện đại bậc nhất của Mỹ hiện nay. Nguồn: USNV.
Tiến Minh