Chính thức thông qua dự luật trị giá 53 tỉ USD nhằm thúc đẩy sản xuất bộ xử lý của Hoa Kỳ
Gần đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua một đề xuất cho Đạo luật CHIPS, cho phép các nhà sản xuất bán dẫn có thể nhận được khoản tiền hỗ trợ lên tới 52 tỉ USD từ chính phủ.
Hạ viện mới đây đã chính thức thông qua Đạo luật CHIPS, một dự luật sẽ cung cấp 52,7 tỉ USD trong vòng 5 năm để cố gắng giúp các công ty như Intel và GlobalFoundries cạnh tranh với các nhà sản xuất vi xử lý châu Á.
Dự luật được đưa ra nhằm giúp các công ty công nghệ ở Mỹ cắt giảm khoản chi phí khổng lồ cho việc sản xuất chip để giúp đảm bảo việc phát triển và cung cấp các con chip điện tử quan trọng đối với ô tô, máy tính, hệ thống vũ khí, máy rửa bát, đồ chơi và bất kỳ sản phẩm nào khác ngày nay sử dụng điện lực.
Hạ viện đã thông qua Đạo luật Khoa học và CHIPS năm 2022 với số phiếu 243-187, phần lớn với sự ủng hộ của đảng Dân chủ nhưng cũng có sự ủng hộ của một số đảng viên Cộng hòa. Điều tương tự cũng xảy ra với cuộc bỏ phiếu cuối cùng tại Thượng viện với kết quả 64-33.
Theo đó, dự luật cũng sẽ cung cấp khoản ưu đãi thuế 25% cho các nhà đầu tư, tuy nhiên nó vẫn cần phải được thông qua bởi Hạ viện Mỹ và Tổng thống Joe Biden phê chuẩn để trở thành luật. Trong khi 2 tỉ USD trong gói trợ cấp được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp đã được cung cấp cho các công nghệ mà Bộ Quốc phòng muốn sản xuất ở Mỹ, 50 tỉ USD còn lại dành cho việc phát triển thêm ngành sản xuất chip trong nước.
Thượng nghị sĩ Chuck Shumer, một đảng viên Đảng Dân chủ từ New York và là người ủng hộ chính cho đạo luật, gọi dự luật này là "một trong những khoản đầu tư lớn nhất vào khoa học, công nghệ và sản xuất trong nhiều thập kỷ". Nó sẽ tạo ra công ăn việc làm với mức lương cao, giúp mở rộng chuỗi cung ứng, cải thiện an ninh của Hoa Kỳ và giảm chi phí cho người tiêu dùng bị lạm phát, Shumer chia sẻ trên tweet.
Chip ngày nay là nền tảng quan trọng cho toàn bộ ngành công nghiệp và tình trạng thiếu chip hai năm qua cùng các vấn đề về chuỗi cung ứng đã làm suy giảm doanh số bán ô tô, máy chơi game và hàng loạt sản phẩm khác. Đạo luật CHIPS sẽ không khắc phục ngay vấn đề đó nhưng có thể cải thiện khả năng phục hồi trong những năm tới.
Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger đã ca ngợi các cuộc bỏ phiếu của Hạ viện và Thượng viện hôm thứ năm. "Khoản đầu tư này sẽ định hình tương lai, vị trí lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực sản xuất và đổi mới chất bán dẫn. Chúng tôi rất vui mừng tăng tốc độ để bắt đầu xây dựng #IntelOhio", Gelsinger đã tweet, đề cập đến một mạng lưới sản xuất chip Intel mới. Intel đã hủy bỏ một buổi lễ khởi công trước đó vào tháng 7 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy Quốc hội thông qua Đạo luật CHIPS.
Trung Quốc, đối thủ địa chính trị hàng đầu của Mỹ, đã chi tiêu khổng lồ cho một chương trình xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn tự chủ của riêng mình. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), sẽ hợp tác với Trung Quốc trong kế hoạch này.
Hạ nghị sĩ Tim Ryan, một đảng viên Đảng Dân chủ Ohio, là một trong số những người thúc giục thông qua dự luật tại Hạ viện, làm dấy lên những lo ngại về một viễn cảnh Trung Quốc sẽ thống trị nếu không nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực chất bán dẫn. Ông nói: “Trung Quốc hiện đang sản xuất chất bán dẫn, thiết bị truyền thông, xe điện, pin... Bạn nhìn vào tất cả những con thuyền này ở California, chúng không đến từ Kansas, chúng đến từ Trung Quốc. Nếu chúng ta không tái đầu tư và đưa những chuỗi cung ứng này lớn mạnh hơn chúng ta sẽ tiếp tục đi sau".
Mặc dù ngành công nghiệp chip ra đời ở Mỹ, nhưng gần đây hàng chục công ty công nghệ cao đã rút khỏi hoạt động kinh doanh, gần đây nhất là AMD và IBM. Điều đó khiến Intel trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất của Mỹ, nhưng trong thập kỷ qua, họ đã phải vật lộn để cải tiến công nghệ sản xuất của mình để bắt kịp với các đối thủ khác trên thế giới.
Nếu Đạo luật CHIPS được chính thức thông qua, đó sẽ là một chiến thắng lớn cho các công ty như Intel vốn đã có các cơ sở sản xuất ở Mỹ. Tuy nhiên, các công ty chip khác, đặc biệt là các công ty đóng vai trò chính trong thiết kế chip nhưng không tự sản xuất sản phẩm cảnh báo rằng dự luật không đủ xa trong việc giúp đỡ ngành công nghiệp silicon của Mỹ.
CEO công ty thiết kế chip không dây EdgeQ Vinay Ravuri cho biết Mỹ có nguy cơ mất lợi thế trong đổi mới khi không cung cấp tài trợ cho các nhà thiết kế và các doanh nghiệp silicon nổi tiếng khác.
“Đạo luật CHIPS giải quyết vấn đề quy mô mở rộng nhưng không thực sự khéo léo. Chúng cần hỗ trợ các công ty tiên tiến, đặc biệt là những công ty thúc đẩy phá vỡ và nâng cao ngành công nghiệp ở các lĩnh vực mới, như 5G và AI”.
Phó chủ tịch Gartner Research và nhà phân tích Gaurav Gupta cho biết EdgeQ không phải là công ty duy nhất bị khó chịu bởi dự luật tập trung độc quyền vào lĩnh vực sản xuất chip, khi ông tin rằng sẽ “không mang lại lợi ích bình đẳng cho tất cả mọi người”.
Những trục trặc nhất định này đã mở đường cho sự trỗi dậy của TSMC ở Đài Loan và Samsung ở Hàn Quốc, cả hai đều sản xuất bộ vi xử lý cho các công ty khác như Apple, Qualcomm, AMD, Nvidia và MediaTek. Được biết, khoảng 12% chip được sản xuất ở Mỹ ngày nay, giảm so với 37% vào năm 1990, theo một báo cáo năm 2021 của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn.
Đạo luật CHIPS sẽ tài trợ cho cả một số nhà cung cấp thiết bị và vật liệu sản xuất chip, tuy nhiên những doanh nghiệp được hưởng lại nhất vẫn là những công ty thực sự sản xuất bộ vi xử lý bằng cách khắc mạch điện tử siêu nhỏ lên tấm silicon.