Chợ phố cổ Hà Nội tấp nập người mua gà ngậm hoa hồng cúng Rằm tháng Giêng

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, người dân lại nô nức đi chợ mua sắm đồ lễ, cảnh nhộn nhịp diễn ra trên khắp các con phố.

Theo ghi nhận, từ sáng sớm 24/2 (Rằm tháng Giêng), tại các chợ nổi tiếng ở Hà Nội đã nhộn nhịp người mua, người bán các đồ lễ để cúng ngày Rằm đầu tiên của năm Giáp Thìn. Đến hẹn lại lên, đặc biệt tại khu chợ Hàng Bè nơi thường được người dân thủ đô gọi là "chợ nhà giàu"đông vui nhộn nhịp hơn hẳn các khu chợ khác.

Sáng sớm, người dân Thủ đô Hà Nội đã tấp nập mua sắm đồ để cúng ngày Rằm tháng Giêng dù hôm nay thời tiết có mưa.Tại đây, mặt hàng gà ngậm hoa hồng được quan tâm nhất. Bên cạnh đó, chim quay, xôi gấc, giò chả cũng được bày bán, người dân nườm nượp kéo đến.

Sáng sớm, người dân Thủ đô Hà Nội đã tấp nập mua sắm đồ để cúng ngày Rằm tháng Giêng dù hôm nay thời tiết có mưa.Tại đây, mặt hàng gà ngậm hoa hồng được quan tâm nhất. Bên cạnh đó, chim quay, xôi gấc, giò chả cũng được bày bán, người dân nườm nượp kéo đến.

"Có lẽ nơi đây đã quen thuộc nên nhiều người không hẹn mà gặp cứ ngày rằm đầu năm là có mặt mua đồ cúng. Chúng tôi chỉ việc ra đây là có đồ làm sẵn chỉ việc mang về dâng lên bàn thờ, đồ cúng được trang trí rất đầy đủ phụ kiện, ý nghĩa", bà Mai Lan người dân phố cổ chia sẻ.

"Có lẽ nơi đây đã quen thuộc nên nhiều người không hẹn mà gặp cứ ngày rằm đầu năm là có mặt mua đồ cúng. Chúng tôi chỉ việc ra đây là có đồ làm sẵn chỉ việc mang về dâng lên bàn thờ, đồ cúng được trang trí rất đầy đủ phụ kiện, ý nghĩa", bà Mai Lan người dân phố cổ chia sẻ.

Cũng gắn bó lâu đời với Thủ đô, bà Liên chia sẻ: "Gọi là chợ nhà giàu nhưng thực ra không phải cái gì cũng đắt đỏ, người bán giá hợp lý, người mua chấp nhận nên không cần trả giá. Chẳng hạn như một con gà ngậm bông hoa hồng, trang trí rất đẹp mắt và chỉn chu, cửa hàng tính giá cao hơn là đương nhiên", bà Liên nói, không chỉ gà mới được trang trí mà xôi cũng được đóng thành đồng bánh rất đẹp.

Cũng gắn bó lâu đời với Thủ đô, bà Liên chia sẻ: "Gọi là chợ nhà giàu nhưng thực ra không phải cái gì cũng đắt đỏ, người bán giá hợp lý, người mua chấp nhận nên không cần trả giá. Chẳng hạn như một con gà ngậm bông hoa hồng, trang trí rất đẹp mắt và chỉn chu, cửa hàng tính giá cao hơn là đương nhiên", bà Liên nói, không chỉ gà mới được trang trí mà xôi cũng được đóng thành đồng bánh rất đẹp.

Sản phẩm gà cúng, hay gà ngậm hoa hồng, vịt quay, xôi... tại chợ trong phố cổ nổi tiếng vì chất lượng và mẫu mã đẹp.

Sản phẩm gà cúng, hay gà ngậm hoa hồng, vịt quay, xôi... tại chợ trong phố cổ nổi tiếng vì chất lượng và mẫu mã đẹp.

Tiểu thương bán hoa tươi, hoa quả cũng rục rịch khách mua hàng từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng năm 2024.

Tiểu thương bán hoa tươi, hoa quả cũng rục rịch khách mua hàng từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng năm 2024.

Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên, Rằm Tháng Giêng là ngày lễ hội truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm rằm Tháng Giêng thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, quận 5 và dân gian có câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận 5".

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh với phần lễ, hội đa dạng, đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình như: các nghi thức lễ, diễu hành đường phố thể hiện phong tục tập quán của các nhóm ngôn ngữ người Hoa như nghệ thuật xiếc, bát tiên đi cà kheo..., múa lân sư rồng, trình diễn ca kịch cổ truyền, đố chữ, thư pháp, thư họa, trình diễn âm nhạc (Đại la cổ Triều Châu, Nhạc lễ Phúc Kiến), đốt nhang vòng, dán giấy cầu an, lì xì, đố đèn, dâng dầu đèn, chui bụng ngựa, trò chơi dân gian, lễ hội ẩm thực với đa dạng các món ăn Việt - Hoa như phở, bún bò, hủ tiếu, mì, gỏi cuốn, dimsum, há cảo, mì trường thọ, xá xíu, chè… được chế biến và biểu diễn, hướng dẫn thực hiện từ những chuyên gia ẩm thực, đầu bếp chuyên nghiệp; đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020.

Sau Tết Nguyên Tiêu, người dân sẽ tháo tất cả các trang trí Xuân Tết để chấm dứt không khí lễ hội với hy vọng sẽ chú tâm vào một năm làm việc mới đầy thành công và hiệu quả.

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cho-pho-co-ha-noi-tap-nap-nguoi-mua-ga-ngam-hoa-hong-cung-ram-thang-gieng-172240224150226391.htm