Chó và người đã là bạn của nhau ít nhất 23.000 năm

Chó là loài vật rất trung thành với con người, chúng được nuôi với nhiều mục đích khác nhau như săn bắt, trông nhà hay làm thú cưng.

 Chó và người đã là bạn của nhau ít nhất 23.000 năm (Ảnh: ArsTechnica)

Chó và người đã là bạn của nhau ít nhất 23.000 năm (Ảnh: ArsTechnica)

Dựa trên việc phân tích các mẫu DNA của người và chó, chúng ta có thể thấy rằng khi các loài linh trưởng bậc cao lần đầu tiên xuất hiện tại châu Mỹ, loài chó đã đồng hành cùng con người. Nhận định mới mở ra khả năng con người đã thuần hóa chó vào khoảng 23.000 năm trước tại Siberia. Tại vùng đất lạnh giá, một bầy sói nhỏ và con người đã thành công vượt qua kỷ băng hà cuối cùng (LGM) và trở thành bạn của nhau.

Các nhà nghiên cứu đã thống nhất về quá trình tiến hóa từ sói thành chó, nhưng hai câu hỏi “khi nào” và “ở đâu” vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Đây là lý do tại sao nhà khảo cổ học Angela Perri và nhóm của ông đã sử dụng bản đồ gen để khoanh vùng các khả năng lại. Vì bộ gen được tạo thành từ các đột biến ngẫu nhiên nhỏ xảy ra ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu có thể so sánh bộ gen và tìm ra thời điểm động vật tụ họp trên thực vật. Perri và các đồng nghiệp đã sử dụng bộ gen của những con chó cổ đại và hiện đại để xác định thời điểm chúng tách khỏi chó hoang hoặc khi chúng bắt đầu lai với một giống chó khác. Họ cũng sử dụng quy trình nghiên cứu tương tự đối với gen người.

Kết quả cho thấy những cư dân phía bắc Siberia đã thuần hóa chó hơn 23.000 năm trước. Cô Perry và nhóm của cô đã phát hiện ra rằng một nhóm chó và con người sống tách biệt tại cùng một thời điểm và ở cùng một nơi, từ đó họ tạo ra một bản đồ gen mô tả hành trình tiếp theo và trải qua một thời gian dài với nhau.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái, những chú chó ngày nay đều có nguồn gốc từ một quần thể sói cổ đại (Ảnh: ArsTechnica)

Một trong những sự kiện tách biệt lớn nhất trên cả hai loài chó và người diễn ra vào khoảng thời gian giữa 15.000 và 16.000 năm trước. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy vào thời điểm này, con người đang tìm đường xuống vùng Nam Mỹ bằng những lối dọc bờ biển Thái Bình Dương - là mép của dải bằng vĩnh cửu khổng lồ đang phủ lên hầy hết các lục địa lớn. Đồng thời, một giống chó mới được tách nhánh ra từ chó Bắc Cực (vốn bao gồm cả giống husky Siberia hiện đại). Chúng được gọi là nhóm đơn bội A2b, dòng dỗi của chúng bao gồm tất cả các cá thể cái là tổ tiên của chó bản địa Bắc Mỹ.

DNA trong ty thể (mtDNA) của chó cổ đại và chó hiện đại cho thấy tổ tiên chung cuối cùng của nhóm đơn bội A2b lại là giống cho Husky Siberia, sự kiện diễn ra ở thời điểm 16.400 năm trước. Đây cũng là khoảng thời gian mà con người đang đi qua "cầu đất liền Bering" - một dải đất tồn tại trong thời tiền sử nối liền Châu Âu và Châu Mỹ có tên riêng là "Beringia".

Nhóm nghiên cứu cho biết "khung thời gian của việc xuống hiện giống chó mới hoàn toàn trùng khớp với việc những người đầu tiên đặt chân tới Châu Mỹ. Đồng tác giả nghiên cứu Kelsey Wittt Dillon, một nhà sinh học phân tử công tác tại Đại học Brown chia sẻ với ArsTechnica: "Vẫn còn những con chó mang chút dấu vết gen của dòng dõi này, ví dụ như chó Carolina, một vài giống Chihuahua, nhưng đa phần chó tại Châu Mỹ ngày nay đều có bộ gen giống chó Châu Âu. Tương tự như cách người dân bản địa Châu Mỹ bị sát hại bởi dân Châu Âu bằng chiến tranh hay bệnh tật ngoại lai, nhiều khả năng chó bản địa cũng là nạn nhân của các thực dân Châu Âu và cũng lây bệnh từ chó Châu Âu".

Châu Mỹ là một trong những khu vực cuối cùng trên thế giới được con người đến định cư. Nhiều khả năng những người đầu tiên đến đây đã nuôi chó để làm người bạn đồng hành khi bước chân đến một vùng đất mới (Ảnh: ArsTechnica)

Tuy vậy, mtDNA của chó cổ đại cho thấy khi những cá thể đầu tiên vượt cầu đất liền Bering tới lục địa mới, họ đã mang chó theo. Chó vốn giúp con người săn bắt, lần dấu con mồi và bảo vệ cư dân tại khắp các nhóm người sống tại đại lục địa Á - Âu, chắc chắn những con vật trung thành này đã giúp những cư dân đầu tiên đến Châu Mỹ tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt. Nhà nghiên cứu Perri và cộng sự viết: "Chó có thể đóng góp một phần nhỏ trong tổ hợp công cụ giúp con người di tản khắp bán cầu Bắc".

Trong vài ngàn năm trước khi người cổ đại đặt chân tới Châu Mỹ, những cá nhân dũng cảm dám khám phá miền đất mới và những con chó trung thành của họ đã sống tại Siberia của Kỷ Băng hà. DNA lấy từ các khu khai quật cho thấy có nhiều nhóm người với nhiều bộ gen khác nhau sống tại nơi đây, nhưng có vẻ họ đã ngừng việc trao đổi gen vài ngàn năm trước khi những người đầu tiên đi qua cầu đất liền Beringia. Các chuyên gia về gen cổ đại gọi đây là Điểm dừng Beringia - Beringia Standstill. Nếu những người Mỹ ban đầu (được gọi là tổ tiên của người Mỹ bản địa) có nuôi chó, thì họ có khả năng là bạn tốt của chó trước khi sự kiện "Bering Stop" bắt đầu. Dựa trên những bằng chứng trong DNA, các nhà khoa học cho rằng sự việc kéo dài từ 2.400 đến 9.000 năm trước.

Tuy nhiên, trước Beringian Stop, những người bản địa Bắc Mỹ đã trao đổi DNA với một nhóm có tên là Người Cổ đại Bắc Siberia. Trên thực tế, hai nhóm dân tộc này có lịch sử lâu đời với nhau: Tổ tiên Người Châu Mỹ Bản địa đã tách nhánh khỏi Người Cổ đại Bắc Siberia từ 24.000 năm trước, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm này tới khi Điểm dừng Beringia diễn ra, hai nhóm thỉnh thoảng vẫn lai giống qua lại.

Loài chó rất thân thiện với con người (Ảnh: ArsTechnica)

Trong khi đó, các bộ gen của chó cổ đại cho thấy nhóm đơn bội A2 - nhánh bao gồm nhóm đơn bội A2b của Bắc Mỹ lẫn Husky Siberia - đã tách khỏi cây phả hệ của chó khoảng 22.800 năm trước, ngay gần thời điểm dân số thế giới phân tách khi Kỷ Băng hà diễn ra. Chúng đi đâu nếu như không phải về sống chung với những cụm dân cư biết nhóm lửa ấm và có thức ăn thừa?

Theo nhận xét của cô Perri và các cộng sự, thì số bằng chứng DNA này chỉ ra rằng: Người Cổ đại Bắc Siberia đã thuần hóa chó từ 23.000 năm trước. Khi Tổ tiên Người Châu Mỹ Bản địa tách ra thành nhóm người riêng, họ mang theo chó khi di cư. Vài ngàn năm sau, hậu duệ của những con chó này và hậu duệ của những người chủ cùng băng qua cầu đất liền Beringia để tới Bắc Mỹ.

Khoa học có đủ bằng chứng để chứng minh giả thuyết này. Xác của chó cổ đại từ khu khai quật Afontova Gora tại Siberia có thể vẫn còn mtDNA để lấp đầy khoảng trống trong lịch sử loài chó.

"Để tính được bước tiếp theo, hiện tại chúng tôi mong có thể tìm hiểu thêm về những bộ gen khác nữa, đặc biệt là của loài chó đến từ Siberia và gần khu vực Beringia. Điều này giúp chúng tôi có thể khoanh vùng khoảng thời gian thuần hóa chó tới từ Siberia, gần khu vực Beringia và làm rõ thời điểm chó di cư tới Châu Mỹ", nhà nghiên cứu Witt Dillon chia sẻ.

Có một số bằng chứng nữa cho thấy người cổ đại Bắc Siberia là những người đầu tiên thuần hóa chó. Cũng gống tổ tiên của người Châu Mỹ bản địa, nhiều nhóm người ở miền Tây lục địa Á - Âu cũng "trao đổi gen" với Người Cổ đại Bắc Siberia. Những tương tác giữa hai nhóm người có thể giải thích việc những chú chó có thể tới được Trung Âu vào cùng khoảng thời gian chúng đến được Châu Mỹ.

Đồng tác giả nghiên cứu David Meltzer, một nhà khảo cổ học công tác tại Đại học Southern Methodist chia sẻ: "Đặc thù của loài chó là chúng thường sẽ chạy rông, vì vậy không loại trừ khả năng chúng đã chạy theo và đi về nhà những đứa trẻ mà chúng vừa gặp".

Những khu vực khảo cổ tại Siberia có niên đại từ thời Cực Đại Băng Hà cuối cùng không có nhiều, chúng chủ yếu cho chúng ta thất cách sống tập trung và cô lập của những bộ lạc nhỏ. Khu vực bình nguyên của Kỷ Bằng hà không đủ choox cho nhiều cụm dân cư lớn, và khi sự kiện Beringia Standstill diễn ra, thì việc kết nối giữa các nhóm người gần như là không có.

Dựa trên các bằng chứng về gen, về khảo cổ và về thời tiết thời cổ đại, có khả năng rất cao nhiều nhóm người nhỏ tụ tập lại với nhau ở vùng Siberia để nâng cao khả năng sinh tồn. Họ tập trung tại các khu vực nhỏ được gọi là các "refugia", đây là nơi có địa hình và khí hậu dễ sống hơn những vùng khác. Ở các vùng "refugia" có khả năng hỗ trợ sự sống cho một số loài thực vật, từ đó thu hút những loài động vật ăn cỏ đến và chúng sẽ trở thành nguồn thức ăn của con người. Theo Perri: "Điều kiện khí hậu khắc nghiệt có thể là lý do khiến người và sói "xích lại gần nhau", bởi lẽ cả người và sói đều có cùng một mục tiêu săn mồi là những loài động vật ăn cỏ".

Chó được lựa chọn làm thú cưng trong nhiều gia đình ngày nay (Ảnh: ArsTechnica)

Có lẽ người và sói đã thay phiên "ăn thừa" đồ ăn của nhau, một con sói đủ dũng cảm đã tiến lại gần khu vực của con người sinh sống để kiếm tìm thức ăn. Tuy nhiên, không nhóm săn bắt hái lượm nào lăm lăm giáo nhọn trong tay lại chịu để cho một sinh vật hung tợn làm ảnh hưởng tới trật tự khu sinh sống được, nên những con sói dám tấn công người chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Sau cả ngàn năm ăn thức ăn thừa, sói cũng đã khôn ra và dần không còn tấn công con người nữa. Mặt khác con người từ đó cũng không còn tấn công loài sói khi chúng đến gần và còn cho chúng thức ăn thừa. Vào khoảng thời gian nào đó ở 23.000 năm về trước, những con sói thân thiện này tiến hóa thành bạn hữu thân nhất của loài người, cả cổ đại lẫn hiện đại.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một điểm chung nữa giữa các loài động vật hoang dã như sói, cáo hay thậm chí cả các loài gia súc và lợn khi được thuần hóa, ngoại hình của chúng đều sẽ có sự biến đổi rõ rệt. Những đốm trên người, tai cụp xuống và đuôi cong dần lên là những xu hướng chung, bên cạnh đó là sự thân thiện đối với con người. Đó là lý do vì sao loài chó thời nay có vẻ ngoài thân thiện hơn rất nhiều so với loài chó ở thời kỳ Kỷ Băng Hà.

Theo ArsTechnica

Minh Quang

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/cho-va-nguoi-da-la-ban-cua-nhau-it-nhat-23-000-nam-post142960.html