Choáng ngợp trước hai hạm đội dự bị khổng lồ của Hải quân Mỹ

Sức mạnh Hải quân Mỹ vượt trội mọi đối thủ nhờ lực lượng thường trực đông đảo và hiện đại, tuy nhiên hạm đội dự bị của họ cũng cực kỳ đáng gờm.

Hải quân Mỹ đông đảo và hùng mạnh, gần như làm chủ hoàn toàn các đại dương thế giới dựa trên 11 nhóm tấn công tàu sân bay (AUG), nhưng không phải ai cũng biết rằng lực lượng này còn có thể nhanh chóng tăng cường sức mạnh nhờ hạm đội dự bị.

Hải quân Mỹ đông đảo và hùng mạnh, gần như làm chủ hoàn toàn các đại dương thế giới dựa trên 11 nhóm tấn công tàu sân bay (AUG), nhưng không phải ai cũng biết rằng lực lượng này còn có thể nhanh chóng tăng cường sức mạnh nhờ hạm đội dự bị.

Theo đánh giá, Mỹ từng giành thắng lợi trên biển trước Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vị trí địa lý tương đối an toàn và nền công nghiệp quốc phòng có thể chế tạo nhanh chóng số lượng lớn tàu chiến.

Theo đánh giá, Mỹ từng giành thắng lợi trên biển trước Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vị trí địa lý tương đối an toàn và nền công nghiệp quốc phòng có thể chế tạo nhanh chóng số lượng lớn tàu chiến.

Nhưng khi chiến tranh kết thúc, câu hỏi đặt ra là phải làm gì với toàn bộ hạm đội này, quy mô của chúng quá lớn so với thời bình. Người Mỹ không muốn bán những chiếc tàu chiến còn tốt hoặc tháo dỡ chúng mà quyết định giữ lại để sử dụng trong tương lai.

Nhưng khi chiến tranh kết thúc, câu hỏi đặt ra là phải làm gì với toàn bộ hạm đội này, quy mô của chúng quá lớn so với thời bình. Người Mỹ không muốn bán những chiếc tàu chiến còn tốt hoặc tháo dỡ chúng mà quyết định giữ lại để sử dụng trong tương lai.

Do vậy hạm đội dự bị đã được thành lập, không phải một mà là hai, bao gồm: Hạm đội Dự trữ Quốc phòng (NDRF) và các hạm đội dự bị của Hải quân Mỹ. Rõ ràng họ đã không làm như vậy một cách vô ích.

Do vậy hạm đội dự bị đã được thành lập, không phải một mà là hai, bao gồm: Hạm đội Dự trữ Quốc phòng (NDRF) và các hạm đội dự bị của Hải quân Mỹ. Rõ ràng họ đã không làm như vậy một cách vô ích.

Ngay trong Chiến tranh Triều Tiên, Lầu Năm Góc đã có thể sử dụng ngay lập tức 540 tàu từ nguồn dự trữ quốc gia để chuyển nhanh một số lượng lớn binh lính và thiết bị đến bán đảo.

Ngay trong Chiến tranh Triều Tiên, Lầu Năm Góc đã có thể sử dụng ngay lập tức 540 tàu từ nguồn dự trữ quốc gia để chuyển nhanh một số lượng lớn binh lính và thiết bị đến bán đảo.

Giai đoạn 1951 - 1953, một cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới nổ ra, và hơn 600 tàu từ Mỹ đã vận chuyển ngũ cốc đến Ấn Độ và than đá đến châu Âu. Sau đó, các tàu vận tải này được sử dụng làm kho nổi để lưu trữ ngũ cốc.

Giai đoạn 1951 - 1953, một cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới nổ ra, và hơn 600 tàu từ Mỹ đã vận chuyển ngũ cốc đến Ấn Độ và than đá đến châu Âu. Sau đó, các tàu vận tải này được sử dụng làm kho nổi để lưu trữ ngũ cốc.

Năm 1956, hạm đội dự bị được sử dụng sau khi kênh đào Suez bị đóng cửa và vào năm 1961 là cuộc khủng hoảng Berlin. Tàu vận tải cũng được người Mỹ sử dụng rộng rãi trong sự kiện Vịnh Ba Tư.

Năm 1956, hạm đội dự bị được sử dụng sau khi kênh đào Suez bị đóng cửa và vào năm 1961 là cuộc khủng hoảng Berlin. Tàu vận tải cũng được người Mỹ sử dụng rộng rãi trong sự kiện Vịnh Ba Tư.

Thậm chí trong các sự kiện gần đây, đội tàu dự bị đã được chứng minh là hữu ích thông qua nhiệm vụ cứu trợ sau các cơn bão Katrina và Rita diễn ra ở Mỹ năm 2005 và trận động đất tại Haiti năm 2010.

Thậm chí trong các sự kiện gần đây, đội tàu dự bị đã được chứng minh là hữu ích thông qua nhiệm vụ cứu trợ sau các cơn bão Katrina và Rita diễn ra ở Mỹ năm 2005 và trận động đất tại Haiti năm 2010.

Nói chung, sẽ rất hữu ích nếu có thêm nguồn khí tài sử dụng trong thời chiến hoặc vận tải trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng chính xác thì hai hạm đội dự bị của Mỹ là gì?

Nói chung, sẽ rất hữu ích nếu có thêm nguồn khí tài sử dụng trong thời chiến hoặc vận tải trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng chính xác thì hai hạm đội dự bị của Mỹ là gì?

Đấu tiên là hạm đội dự trữ quốc phòng (NDRF), nó được tạo ra theo Đạo luật Bán tàu năm 1946 để đáp ứng nhu cầu của Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, cũng như để vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự.

Đấu tiên là hạm đội dự trữ quốc phòng (NDRF), nó được tạo ra theo Đạo luật Bán tàu năm 1946 để đáp ứng nhu cầu của Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, cũng như để vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự.

NDRF do Cục Hàng hải Mỹ (MARAD) quản lý. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, vào năm 1950, hạm đội dự bị quốc phòng này có số lượng đáng kinh ngạc là 2.277 tàu, nhưng sau đó giảm dần.

NDRF do Cục Hàng hải Mỹ (MARAD) quản lý. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, vào năm 1950, hạm đội dự bị quốc phòng này có số lượng đáng kinh ngạc là 2.277 tàu, nhưng sau đó giảm dần.

Hạm đội chủ yếu gồm tàu vận tải tốc độ cao lớp Liberty, được chế tạo để cung cấp vũ khí vượt Đại Tây Dương tới Anh và Liên Xô. Các tàu dự phòng bố trí tại 8 địa điểm ở California, Virginia, Texas, Alabama, New York, Oregon, Washington và North Carolina.

Hạm đội chủ yếu gồm tàu vận tải tốc độ cao lớp Liberty, được chế tạo để cung cấp vũ khí vượt Đại Tây Dương tới Anh và Liên Xô. Các tàu dự phòng bố trí tại 8 địa điểm ở California, Virginia, Texas, Alabama, New York, Oregon, Washington và North Carolina.

Cho đến ngày nay, chỉ còn lại ba địa điểm của NDRF - Sông James, Virginia, Vịnh Sesun, California và Beaumont, Texas. Hầu hết các tàu đã ngừng hoạt động, nhưng số còn lại có thể được đưa trở lại trong vòng 20 - 120 ngày sau khi nhận được đơn đặt hàng thích hợp.

Cho đến ngày nay, chỉ còn lại ba địa điểm của NDRF - Sông James, Virginia, Vịnh Sesun, California và Beaumont, Texas. Hầu hết các tàu đã ngừng hoạt động, nhưng số còn lại có thể được đưa trở lại trong vòng 20 - 120 ngày sau khi nhận được đơn đặt hàng thích hợp.

Tiếp theo là hạm đội dự bị của Hải quân Mỹ, còn gọi bằng cái tên "Naphthalene". Những con tàu nổi tiếng nhất là thiết giáp hạm lớp Iowa từng được sử dụng tích cực ở Hàn Quốc, Lebanon và Iraq.

Tiếp theo là hạm đội dự bị của Hải quân Mỹ, còn gọi bằng cái tên "Naphthalene". Những con tàu nổi tiếng nhất là thiết giáp hạm lớp Iowa từng được sử dụng tích cực ở Hàn Quốc, Lebanon và Iraq.

Hiện các thiết giáp hạm của Mỹ đã được biến thành viện bảo tàng, nhưng chúng có thể được đưa trở lại hoạt động trong vòng 3 - 4 tháng. Hạm đội naphthalene do Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng hải (NAVSEA) điều hành.

Hiện các thiết giáp hạm của Mỹ đã được biến thành viện bảo tàng, nhưng chúng có thể được đưa trở lại hoạt động trong vòng 3 - 4 tháng. Hạm đội naphthalene do Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng hải (NAVSEA) điều hành.

Một số con tàu đáng chú ý khác là hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk (CV-63) đang chờ đến lượt để xử lý. Năm 2017, tàu sân bay USS John F. Kennedy (CV-67) đã bị đình chỉ hoạt động ở Pennsylvania, họ đã cố gắng quyên góp tiền để biến nó thành viện bảo tàng, nhưng đến nay vẫn chưa thành công.

Một số con tàu đáng chú ý khác là hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk (CV-63) đang chờ đến lượt để xử lý. Năm 2017, tàu sân bay USS John F. Kennedy (CV-67) đã bị đình chỉ hoạt động ở Pennsylvania, họ đã cố gắng quyên góp tiền để biến nó thành viện bảo tàng, nhưng đến nay vẫn chưa thành công.

Trong hạm đội dự trữ còn có 2 tàu đổ bộ tấn công USS Tarawa (LHA-1) và USS Nassau (LHA-4), 5 tàu vận tải đổ bộ (LKA-113 - 117), 5 tàu đốc đổ bộ (LPD-7 - 13) và 1 tàu kéo cứu hộ USS Mohawk (ATF -170). Nếu cần thiết, chúng đều có thể được đưa trở lại hoạt động nhanh chóng.

Trong hạm đội dự trữ còn có 2 tàu đổ bộ tấn công USS Tarawa (LHA-1) và USS Nassau (LHA-4), 5 tàu vận tải đổ bộ (LKA-113 - 117), 5 tàu đốc đổ bộ (LPD-7 - 13) và 1 tàu kéo cứu hộ USS Mohawk (ATF -170). Nếu cần thiết, chúng đều có thể được đưa trở lại hoạt động nhanh chóng.

Ngoài ra, Thủy quân lục chiến Mỹ có thể được bổ sung thêm 72 tàu chở hàng, 6 tàu chở dầu, 2 phà biển và 1 tàu vận tải quân sự... trong thời gian rất nhanh.

Ngoài ra, Thủy quân lục chiến Mỹ có thể được bổ sung thêm 72 tàu chở hàng, 6 tàu chở dầu, 2 phà biển và 1 tàu vận tải quân sự... trong thời gian rất nhanh.

Hạm đội dự bị của Mỹ rõ ràng là một cách tiếp cận rất tinh gọn và tôn trọng các nguồn lực, họ không để phí phạm như một số quốc gia khác mà bài học Liên Xô là điển hình.

Hạm đội dự bị của Mỹ rõ ràng là một cách tiếp cận rất tinh gọn và tôn trọng các nguồn lực, họ không để phí phạm như một số quốc gia khác mà bài học Liên Xô là điển hình.

Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga đã bán rẻ hoặc tháo dỡ rất nhiều chiến hạm lớn, để đến bây giờ họ phải loay hoay tân trang những con tàu đã hàng chục năm tuổi nhằm cố gắng hạn chế sự thiếu hụt.

Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga đã bán rẻ hoặc tháo dỡ rất nhiều chiến hạm lớn, để đến bây giờ họ phải loay hoay tân trang những con tàu đã hàng chục năm tuổi nhằm cố gắng hạn chế sự thiếu hụt.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-choang-ngop-truoc-hai-ham-doi-du-bi-khong-lo-cua-hai-quan-my-post477367.antd