Choáng ngợp với mô hình Ngọ Môn bằng ngà trăm tuổi

Được ghép từ hàng trăm chi tiết với sự chính xác tuyệt đối, độ cầu kỳ của mô hình Ngọ Môn bằng ngà khiến hậu thế không khỏi trầm trồ trước sự tài hoa của các nghệ nhân Việt xưa.

 Mô hình Ngọ Môn bằng ngà và gỗ cẩn xà cừ được chế tác vào thời nhà Nguyễn là một hiện vật lịch sử đặc sắc được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM.

Mô hình Ngọ Môn bằng ngà và gỗ cẩn xà cừ được chế tác vào thời nhà Nguyễn là một hiện vật lịch sử đặc sắc được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM.

Mô hình có chiều dài khoàng 80cm, rộng 50cm, cao 50cm, đặt trên một chiếc sập chân quỳ bằng gỗ, tái hiện cổng Ngọ Môn - công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Cố đô Huế - với độ chi tiết rất cao.

Mô hình có chiều dài khoàng 80cm, rộng 50cm, cao 50cm, đặt trên một chiếc sập chân quỳ bằng gỗ, tái hiện cổng Ngọ Môn - công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Cố đô Huế - với độ chi tiết rất cao.

Mô hình được chia làm hai phần, phần nền đài phía dưới có tường làm bằng gỗ cẩn xà cừ, các ô cửa làm bằng ngà.

Mô hình được chia làm hai phần, phần nền đài phía dưới có tường làm bằng gỗ cẩn xà cừ, các ô cửa làm bằng ngà.

Phần lầu phía trên được làm từ hàng trăm chi tiết bằng ngà, ghép vào nhau với sự chính xác tuyệt đối.

Phần lầu phía trên được làm từ hàng trăm chi tiết bằng ngà, ghép vào nhau với sự chính xác tuyệt đối.

Từng chi tiết nhỏ nhất như mỗi cánh cửa, họa tiết trang trí trên mái, lan can... được chạm khắc tỉ mỉ, giống với công trình nguyên mẫu nhất ở mức có thể.

Từng chi tiết nhỏ nhất như mỗi cánh cửa, họa tiết trang trí trên mái, lan can... được chạm khắc tỉ mỉ, giống với công trình nguyên mẫu nhất ở mức có thể.

Cận cảnh hình tượng rồng trang trí góc mái.

Cận cảnh hình tượng rồng trang trí góc mái.

Độ cầu kỳ của mô hình khiến hậu thế không khỏi trầm trồ trước sự tài hoa của các nghệ nhân Việt xưa.

Độ cầu kỳ của mô hình khiến hậu thế không khỏi trầm trồ trước sự tài hoa của các nghệ nhân Việt xưa.

Ngược dòng thời gian, Ngọ Môn được xây năm 1833 khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc Hoàng thành.

Ngược dòng thời gian, Ngọ Môn được xây năm 1833 khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc Hoàng thành.

Về tính chất, Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng thành Huế, nằm ở hướng chính – phía Nam.

Về tính chất, Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng thành Huế, nằm ở hướng chính – phía Nam.

Công trình có hệ thống nền đài cao gần 5 mét, xây trên mặt bằng chữ U. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi, trong đó ở giữa là lối dành cho vua, hai bên tả, hữu dành cho các quan văn võ theo hầu. Ngoài ra hai cánh của nền đài có hai cửa dành cho lính tráng và voi ngựa đi.

Công trình có hệ thống nền đài cao gần 5 mét, xây trên mặt bằng chữ U. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi, trong đó ở giữa là lối dành cho vua, hai bên tả, hữu dành cho các quan văn võ theo hầu. Ngoài ra hai cánh của nền đài có hai cửa dành cho lính tráng và voi ngựa đi.

Phía trên Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng. Phần này gồm có hai tầng với chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly, nằm trên nền cao 1,14 mét.

Phía trên Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng. Phần này gồm có hai tầng với chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly, nằm trên nền cao 1,14 mét.

Lầu Ngũ Phụng có chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ xướng tên những người thi đỗ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm.

Lầu Ngũ Phụng có chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ xướng tên những người thi đỗ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm.

Đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của nước Việt vào ngày 30/8/1945.

Đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của nước Việt vào ngày 30/8/1945.

Về tổng quan, Ngọ Môn là một công trình vừa bề thế, vừa mang vẻ đẹp thanh nhã và duyên dáng, rất hòa hợp với cảnh quan xung quanh.

Về tổng quan, Ngọ Môn là một công trình vừa bề thế, vừa mang vẻ đẹp thanh nhã và duyên dáng, rất hòa hợp với cảnh quan xung quanh.

Có thể xếp cánh cổng lịch sử này vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.

Có thể xếp cánh cổng lịch sử này vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.

Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/choang-ngop-voi-mo-hinh-ngo-mon-bang-nga-tram-tuoi-1449876.html